Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Hansan: Rising Dragon (Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy) là bộ phim lịch sử cho mình cái nhìn chân thực về quy mô và tầm cỡ của một trận chiến thực thụ. Đó là trận chiến cứu cả đất nước Hàn Quốc trước bờ vực của sự tàn lụi dưới sự chỉ huy của danh tướng Yi Sun Shin và lực lượng Hải quân thời Joseon.

Bạn đang đọc: Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy lấy cột mốc vào ngày 13/4/1952, khi đó quân đội Nhật Bản do Wakisaka đang chiếm thành trì Busan và giữ ưu thế trong trận địa Sacheon. 

Trong trận chiến Sacheon, tướng quân Yi Sun Shin vì đứng ra bảo vệ binh lính mà vô tình trúng “kẹo đồng” của kẻ thù. Điều này làm quân đội Nhật Bản phấn khích vì tưởng rằng Yi Sun Shin đã thiệt hại nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, trận Sacheon cũng chỉ là sự kiện khởi đầu, tiếp theo đó còn có một cuộc chạm trán mang tính quyết định cho cả hai đất nước: đó chính là trận chiến trên đảo Hansan. Tất cả diễn biến trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chính là những bước suy tính, chuẩn bị cho trận đánh này. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Đầu tiên, phải nói là Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đã cho mình thấy được quy mô choáng ngợp của một trận chiế một cách rất chân thật. Những gì xuất hiện trên khung hình từ bối cảnh, phục trang, hóa trang, những vật dụng chiến đấu, con thuyền chiến, căn cứ địa,… tất cả mọi thứ đều được đầu tư chỉn chu. 

Kỹ xảo của điện ảnh Hàn Quốc từ Alienoid: Cuộc Chiến Xuyên Không đã khiến mình vô cùng ấn tượng. Qua đến Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy, mình lại càng bất ngờ hơn bởi độ tỉ mỉ đến từng chi tiết của nó. 

Dường như Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy không bỏ qua bất kì một cơ hội nào để phô diễn kỹ thuật tân tiến của mình. Từ phức tạp như khói tỏa ngập trời, khi hỏa lực công kích đến tạo ra sương mù trên biển, hay đi góc máy theo từng chuyển động của cung tên… đều cho mình cảm giác như đang tận mắt chứng kiến một cuộc thủy chiến khốc liệt và hỗn loạn.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy có sự nhất quán trong cách truyền tải bộ phim, điều này đã giúp mình có một trải nghiệm trọn vẹn với một thể loại có thể nói là kén người xem. Ban đầu mình cũng không mong chờ gì lắm, vì cho rằng phim sẽ cũ kỹ và không hay, nhưng kết quả gần như ngược lại.

Cũng như Thoát Khỏi Mogadishu, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chỉ làm một việc đơn giản nhưng không có nghĩa là dễ dàng, đó là tái hiện lại sự kiện lịch sử quan trọng với đất nước Hàn Quốc. Vậy nên Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chỉ tập trung vào câu chuyện chính, tạo dựng không khí, bối cảnh thời đại và những phân cảnh hành động. 

Không cần cố gắng sáng tạo thêm những câu chuyện ngoài lề và xoáy vào sự mất mát, hy sinh của binh lính để lấy nước mắt, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy vẫn tạo được sự hấp dẫn, khiến mình bị lôi cuốn vào câu chuyện như thể đang theo dõi một trận chiến thật sự. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Vì là một bộ phim tái hiện lịch sử nên mình sẽ không đi sâu vào phân tích kịch bản mà chú trọng vào cách kể chuyện của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy hơn. Theo như mình thấy, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy lựa chọn cách kể chuyện theo trật tự tuyến tính của thời gian.

Ban đầu là năm ngày, sau đó ba ngày, một ngày rồi đến đúng thời điểm diễn ra trận chiến sinh tử. Cứ mỗi ngày mình đều thấy dài vô tận vì dường như đội binh phải hoạt động không ngừng nghỉ. Càng tiến sát ngày ra trận, mức độ gây cấn, hồi hộp của phim cũng tăng dần. 

Dù chỉ kể lại sự việc theo sự lùi dần đến ngày ra trận nhưng mình thấy Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy có sự liên kết, tiếp nối giữa các câu chuyện, tạo nên một sự liền mạch cho bộ phim. Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đều có những sự kiện quan trọng, như một điểm neo khiến mình nhớ về nó.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Trận chiến trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy không phải là trận hỗn chiến xem mạng người như cỏ rác mà mình thấy nó cũng rất đề cao yếu tố con người. Cụ thể là qua cách hành xử của đô đốc Yi Sun Shin, trong suốt cả bộ phim, ông luôn tìm cách để giảm thiếu số lượng binh lính hy sinh nhất có thể. Thậm chí như trận Sacheon ở đầu phim, Yi Sun Shin cũng vì đứng ra bảo vệ cho quân của mình mà bị thương. 

Điều này hoàn toàn đối lập với chủ công Wakisaka bên Nhật – người chỉ xem binh lính như tấm lá chắn không hơn không kém. Khi ra chiến trận, ông cũng chỉ ngồi không ra lệnh và sẵn sàng “thí” rất nhiều cận vệ của mình. Đến khi quân đội tử trận, ông cũng chỉ biết trừng mắt nhìn. Mình thấy ánh mắt đó không phải là xót thương mà là cảm thấy cái tôi của mình bị đụng chạm.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Đô đốc Yi Sun Shin là nhân vật chính của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy và cũng là người được cả đất nước Hàn Quốc nể trọng. Theo mình biết, không chỉ có trận địa Hansan, Yi Sun Shin cũng đã góp phần to lớn trong việc giữ gìn bờ cõi Hàn Quốc. Và khi thực hiện một bộ phim cũng thuộc kiểu phim chân dung như Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy, việc xây dựng hình tượng nhân vật Yi Sun Shin cũng là điều quan trọng tạo nên sự thành bại của bộ phim. 

Danh tướng Yi Sun Shin trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy là người như thế nào? Đó không phải chỉ là thắc mắc của một mình mình, mà trong xuyên suốt bộ phim, điều này cũng được chủ công Wakisaka đề cập đến nhiều lần. Theo như lời của chủ công Wakisaka, đô đốc Yi Sun Shin là một người xuất chúng và “cứng đầu”.  

Tìm hiểu thêm: Từng Thiếu Niên: Khó thu hút khán giả vì những lỗ hổng lớn

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Thế nhưng theo cá nhân mình cảm nhận, từ “cứng đầu” ở đây vẫn chưa thể diễn tả đúng con người của Yi Sun Shin. Với mình thì từ đó có thể thay bằng “cẩn trọng”. 

Đô đốc Yi Sun Shin hiện lên với dáng vẻ đạo mạo, uy nghiêm và luôn giữ được sự bình tĩnh đến sắc lạnh dù cho ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù trên chiến trận hay khi ở căn cứ địa, Yi Sun Shin vẫn rất kiệm lời và suy tính kỹ càng trước từng câu từng chữ. 

Mình nghĩ là có một điều, chắc chắn khi xem phim bạn cũng sẽ có cùng suy nghĩ với mình đó chính là rất khó đoán được Yi Sun Shin đang nghĩ gì. Chủ công Wakisaka cũng đặt ra câu hỏi đó rất nhiều lần mỗi khi tình thế thay đổi. Nhưng mình thấy chính sự “khó đoán” của Yi Sun Shin đã khiến không chỉ Wakisaka mà bản thân mình khi xem Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy phải căng não hơn rất nhiều. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Điều khiến mình cảm thấy nể phục vị tướng Yi Sun Shin ngoài sự bản lĩnh trên mặt trận còn là quan điểm về những cuộc chiến của ông. 

Khi một tên lính Nhật – Junsu – bị bắt giữ tại căn cứ của quân Hàn, hắn đã hỏi Yi Sun Shin rằng: “Ý nghĩa của cuộc chiến này là gì?” và Yi Sun Shin đáp: “Là cuộc chiến chính nghĩa chống lại phi nghĩa chứ không phải là cuộc chiến giữa hai đất nước.”

Vẫn là thông điệp về cuộc chiến chính nghĩa và bài xích những cuộc chiến phi nghĩa nhưng cách hành xử của Yi Sun Shin khiến mình càng thấm nhuần tư tưởng này hơn. Cũng chính câu nói và cách dẫn dắt của Yi Sun Shin đã giúp ông thu phục lòng binh lính một cách dễ dàng. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy có rất nhiều nhân vật, đến nỗi khiến mình choáng ngợp. Mỗi nhân vật khi xuất hiện sẽ có dòng chú thích về chức danh và tên. Mình thấy thật sự với hệ thống nhân vật dày đặc thế này sẽ là trở ngại lớn cho việc ghi nhớ. Tuy nhiên, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy tập trung vào cái chung nhiều hơn là cái riêng, nên mình nghĩ là bạn cũng không cần nhất thiết phải cố gắng ghi nhớ từng nhân vật. 

Những nhân vật quan trọng, có tác động vào câu chuyện sẽ được xuất hiện nhiều lần. Những nhân vật khác, khi cần sẽ có những khoảnh khắc tỏa sáng riêng. Tất cả mọi thứ trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đều được làm ở “thì hiện tại”, không xây dựng backstory (quá khứ) của nhân vật. Chính vì thế mà Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy được kể một cách rất gọn gàng, không bị dư thừa hay dài dòng lê thê.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Ngoài cách xây dựng nhân vật, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy còn khiến mình ấn tượng bởi chiếc Mekurabune, chiến hạm đồng hành cùng Yi Sun Shin xông pha mọi chiến trận và mang về những chiến thắng lẫy lừng cho Hải quân Hàn Quốc. Người Nhật gọi đó là “Bokkaisen”, “Mekurabune”, “thuyền mù” hay “Quái vật biển của Joseon”. Mekurabune là thứ khiến cho không chỉ riêng Nhật Bản mà những đội quân có ý định dòm ngó bờ cõi Hàn Quốc khác cũng phải e dè.

Mekurabune được gọi là “thuyền mù” cũng vì đặc tính của nó. Đó là con thuyền được chế tạo giống như con rùa. Trên nắp thuyền được làm bằng vật liệu kiên cố, có đắp thêm những chiếc cọc. Đặc biệt, nó có một chiếc đầu rồng có thể phun ra lửa. Truyền thuyết kể rằng, thuốc pháo cũng không thể làm gì được Mekurabune. Chính vì thế mà Mekurabune đi liền với những trận chiến bất bại của Yi Sun Shin. 

Trong trận chiến ở Hansan, chiếc thuyền đã thật sự chứng tỏ được bản lĩnh và sức mạnh của nó khiến quân đội Nhật Bản phải khuất phục. Cái tên Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy, cụm từ “rồng trỗi dậy”, mình nghĩ cũng phần nào ám chỉ sức công phá khủng khiếp của Mekurabune.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Nếu như Hàn Quốc có “Quy hạm” Mekurabune thì Nhật Bản cũng có chiến hạm Atakebune. Thường thì đồ vật sẽ giống với chủ nhân của mình, với hai chiếc thuyền này mình cũng thấy như vậy. 

Cả Mekurabune và Atakebune đều có những điểm tương đồng với tính cách của hai vị tướng Yi Sun Shin và Wakisaka. Thế nhưng tương đồng như thế nào, mình nghĩ bạn nên xem phim để có những trải nghiệm tốt nhất. Để nói rõ hơn về điều này, mình sẽ đề cập ở một bài viết khác.

Ngoài ra, trận địa cánh hạc mà đô đốc Yi Sun Shin cất công nghiên cứu và tập dợt cho cả đội quân cũng có những điểm vô cùng thú vị. Qua trận địa cánh hạc, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy cũng cung cấp thêm cho mình một số thông tin về những trận chiến khác trong lịch sử Hàn Quốc. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Không chỉ là trận chiến trên sông, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy còn cho mình thấy cuộc chiến dữ dội trên đất liền khi một toán quân Nhật Bản dần tiến vào Minh Quốc. Những phân cảnh đan xen giữa trận chiến trên biển và trên đất liền càng cho mình cái nhìn bao quát về sự tàn phá dữ dội của chiến tranh. 

Mặc dù cuộc chiến trên đất liền chỉ là một cốt truyện phụ nhưng mình thấy cũng có một chi tiết thể hiện được tính nhân văn giữa thời cuộc. Đó là khi một người lính chỉ huy quân đội dưới đất liền nói với một tên lính Nhật rằng: “Đồng hương chính là hướng về chính nghĩa”. Giữa thời thế loạn lạc, hễ gặp địch là ra tay thì câu nói của người lính chỉ huy đó, với mình chính là một sự dang tay đón nhận vô cùng có ý nghĩa. 

Điểm hạn chế duy nhất của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy với cá nhân mình đó chính là có lẽ do vấn đề thời lượng tập trung chủ yếu vào trận chiến và những sự tính toán từng đường đi nước bước của hai bên quân đội nên có một vài chi tiết đưa ra nhưng vẫn chưa kịp làm rõ. Cụ thể, theo cảm nhận của mình chính là xung đột giữa đô đốc Kato và chủ công Wakisaka cùng lời tuyên bố sẽ trả thù của Kato.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn ápThủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

>>>>>Xem thêm: Lục Tiểu Linh Đồng, Trần Hạo Dân và sao Cbiz tự hủy vai kinh điển

Nhìn chung, mình thấy Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đã làm rất tốt việc tái hiện một trận chiến mang tính quyết định của lịch sử Hàn Quốc. Chính sự nhất quán về nội dung và sự đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng hình ảnh – âm thanh cùng với sự vượt trội về mặt kỹ xảo đã tạo nên một bộ phim mà theo cá nhân mình, có thể nói là xứng tầm với trận chiến có thật trong lịch sử Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của vị danh tướng tài ba Yi Sun Shin.

Điện ảnh Hàn trong năm 2022 thật sự đã có những màn thể hiện ấn tượng và Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chắc chắn phải là 1 trong số đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *