Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Cuộc chiến sinh tồn trong rừng xanh của Beast (Quái Thú) chỉ có thể mang đến cho mình cảm giác vừa đủ với một bộ phim sinh tồn chứ chưa có gì gọi là bứt phá. Quái Thú vẫn đi theo khuôn mẫu của những bộ phim sinh tồn trước đây và cố gắng gò mình vào đó để kể câu chuyện của mình. Chính vì vậy mà nó thiếu đi rất nhiều thứ để có thể tạo được ấn tượng mạnh mẽ với mình. 

Bạn đang đọc: Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Quái Thú tuân theo motif thông thường của những phim thuộc thể loại sinh tồn – phiêu lưu. Phim xoay quanh chuyến đi rừng bất ổn của tiến sĩ Nate Daniels cùng hai cô con gái Mare và Norah. Họ cùng nhau đến Mopane để đi thăm ngôi làng – nơi trước kia mẹ của hai đứa trẻ sinh sống. 

Sau sự ra đi đột ngột của người mẹ Amahle, Nate và hai đứa con gái của mình xảy ra những mâu thuẫn và ngày càng mất kết nối với nhau. Chuyến đi này là để Nate có dịp hàn gắn với những đứa trẻ của mình. Tuy nhiên, yên ổn chưa được bao lâu thì họ lại vướng vô tình bước vào lãnh địa của loài sư tử hung ác và bắt đầu cuộc chiến với loài quái thú rừng xanh. 

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Xét về tổng thể, theo như cá nhân mình đánh giá, Quái Thú dừng lại ở mức tạm ổn. Tức là câu chuyện phim có cấu trúc rõ ràng, dẫn dắt mình đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc nhưng Quái Thú đã làm tốt được một chuyện chính là cho thấy được cách con người đối xử với thiên nhiên và động vật “phản kích” lại với con người. 

Trong Quái Thú, mình thấy nếu nhìn theo khía cạnh như trên, có thể chia ra làm 4 nhóm đối tượng chính: động vật hoang dã, cụ thể là sư tử; những kẻ săn trộm – người đã biến sư tử trở thành loài quái thú khi chia cắt bầy đàn của chúng; nhóm người nghiên cứu sinh học, bảo vệ động vật hoang dã – Martin và Benji; những người đi tham quan cảnh vật – gia đình Nate Daniels. 

Trong khi những người làm công tác nghiên cứu, xây dựng khu bảo tồn luôn cố hết sức sống chan hòa và bảo vệ động vật hoang dã thì những kẻ săn trộm lại đi săn bắt và chiếm dụng thân thể của chúng vì mục đích kiếm chát. Những động vật hoang dã này, mặc dù ngày nay đã được xây dựng khu bảo tồn và được chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn không tránh khỏi trường hợp bị rình rập và lạm dụng. Còn những người chỉ đơn thuần đi thăm thú cảnh quan như gia đình Nate Daniels là những người dân vô tội, vô tình bị quái thú hiểu nhầm là đồng bọn của đám người săn trộm xấu xa nên phải chịu sự tấn công của nó. 

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Bối cảnh trong Quái Thú tuy không mới và chỉ đơn giản là cảnh quan ở khu rừng Châu Phi bình thường nhưng cá nhân mình cảm thấy phim có những cảnh quay rất đẹp. Những cảnh quay ở đầu phim khi chưa có trận chiến khốc liệt diễn ra, nhìn vẫn rất thanh bình với gam màu vàng đặc trưng của ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống. Thêm nữa là có những góc máy đặt xa xa và được khoác lên một lớp layer khiến mình cảm giác như những thước phim động vật hoang dã ngày xưa hay chiếu trên TV. 

Nội dung không có gì quá đặc sắc, vậy nên thứ mà Quái Thú khiến mình để tâm chính là những gì được thể hiện ở lớp bên ngoài của phim. Sinh tồn vốn là thể loại phim làm nên tên tuổi của đạo diễn Baltasar Kormákur. Vậy nên thật sự phải công nhận là những góc máy của Quái Thú được tính toán kỹ lưỡng và đầu tư rất chỉn chu. Có nhiều cú máy oneshot khiến mình phải “nín thở” theo vì hồi hộp. 

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

 

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Âm thanh cũng là một điểm cộng với Quái Thú, theo như cá nhân mình cảm nhận. Âm thanh mở đầu của Quái Thú nghe có chút gì đó hoang dã, tạo cảm giác thoải mái để dấn thân vào hành trình. Mình thấy đây cũng là đặc trưng của phim về những chuyến phiêu lưu. Về sau, âm thanh xuất hiện ở những phân cảnh khi quái thú đang rình rập con người càng làm mình cảm thấy thấp thỏm theo từng nhịp vang lên. Cá nhân mình thấy những âm thanh này cũng tác động phần nhiều đến trải nghiệm của mình khi xem Quái Thú. 

Tuy nhiên, lần này cách kể chuyện của đạo diễn Baltasar Kormákur lại khiến mình cảm thấy chưa thật thỏa mãn. Cách Quái Thú dẫn dắt mình vào câu chuyện rất đi theo lối mòn và đậm tính sắp đặt. Dường như từng đường đi nước bước trong phim đều được tính toán đến kỹ lưỡng và chính sự kỹ lưỡng đó vô tình đã trở thành một cái bẫy khiến mình cảm thấy phim thiếu đi những phản ứng tự nhiên. 

Mặc dù Idris Elba và cả hai cô con gái nhỏ Iyana Halley và Leah Sava Jeffries đều hoàn thành tốt vai diễn của mình, thế nhưng có vài chỗ lại đi vào lối mòn trong cách phản ứng khiến mình cảm thấy cảnh phim thiếu đi tính mới mẻ. 

Tìm hiểu thêm: Những vẻ đẹp lệch chuẩn đầy sức hút trong dàn nam thần Kbiz

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Theo như mình thấy Quái Thú đã mắc một sai lầm khá lớn khiến phim khó tạo được sự bất ngờ hơn mặc dù là một bộ phim sinh tồn đó là đã “spoil” quá nhiều ở trailer. Trailer chính của Quái Thú gần 2 phút 30 giây và sau khi xem phim, mình thấy đó toàn là những phân cảnh theo từng giai đoạn được cắt ghép lại với nhau. Điều đáng nói ở đây là nó chỉ được cắt dựng một cách rất thô sơ và vụng về. 

Thật sự nếu xem kỹ trailer thì dường như bạn có thể nắm hoàn toàn đường dây câu chuyện. Đến xem phim chỉ là hiểu rõ hơn từng phân cảnh trong đó có gì mà thôi. Và dĩ nhiên, phim cũng dẫn dắt chúng ta theo một dòng chảy rất quen thuộc của thể loại phim sinh tồn. Vậy nên nếu nói về tính sáng tạo hay cá biệt thì dường như mình không thể tìm thấy ở Quái Thú

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Một điểm cộng nhưng cũng là điểm trừ của Quái Thú đó chính là lồng ghép về tình cảm gia đình. Câu tagline của Quái Thú cũng là “chiến đấu vì gia đình”. Mình có thể thấy được sự chiến đấu bảo vệ những đứa con và sự sẵn sàng hy sinh của người bố Nate Daniels. Diễn xuất của Idris Elba cũng rất tốt, cho thấy được sự bình tĩnh và bản lĩnh của một người đàn ông, đặc biệt là người cha trong tình hình đó. 

Tuy nhiên, mình thấy mọi thứ về yếu tố gia đình trong Quái Thú chỉ được gợi nhắc qua loa và ban đầu gieo được nhiều nhưng lúc sau lại chẳng gặt được bao nhiêu. Câu chuyện về người mẹ của gia đình được nhắc đến nhưng được khai thác khá hời hợt và lại còn mâu thuẫn ở nhiều chỗ. Một điểm trừ nữa cho phần này chính là mình thấy mọi thứ đều chỉ được kể qua lời thoại của các nhân vật nên đôi khi nó lại thiếu tính hình tượng và làm mình cảm thấy khó ghi nhớ. 

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

Một điều hơi vô lý trong Quái Thú chính là nhiều màn vờn nhau của sư tử và Nate Daniels, mình thấy Nate bị sư tử “ngoạm” vài cái nhưng vẫn chẳng hề hấn gì. Từ đầu đến cuối phim, áo Nate chỉ rỉ vài giọt siro đỏ chứ chẳng ảnh hưởng gì mấy đến thể lực. Đến cuối phim thì không thấy chiến đấu bao nhiêu nhưng lại bị thương đến mức nằm viện. Những màn giao đấu này cũng được quay không rõ lắm nên mình cũng hơi khó hiểu về những nguyên lý kì lạ này. 

Loài quái thú – sư tử trong Quái Thú không được làm rõ về đặc tính. Sư tử cũng không được khai thác rõ về câu chuyện của nó. Điều đặc biệt là mình không cảm nhận được “tính người” của chúng như một số bộ phim sinh tồn khác đã làm. Cũng chính vì vậy mà Quái Thú trở nên thiếu sức thuyết phục và thiếu đi tính nhân văn với cá nhân mình.

Quái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt pháQuái Thú: Vẫn là câu chuyện sinh tồn quen thuộc, chưa bứt phá

>>>>>Xem thêm: Vì keo kiệt nên bay cả sự nghiệp: Diệc Phàm bóc lịch, Từ Khôn lao đao

Tóm lại, với Quái Thú nếu xét về mặt nghe nhìn thì mình thấy tạm ổn. Tuy nhiên, nội dung không có gì mới mẻ. Những yếu tố cần thiết với một bộ phim sinh tồn cũng chỉ được tầm 50%. Có nhiều chỗ mình ước gì có thể đào sâu vô được nhưng phim lại không thể cho mình một câu trả lời trọn vẹn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *