Kẻ Ẩn Danh theo chân hành trình của tay xã hội đen mất trí nhớ Lâm (Kiều Minh Tuấn) tìm lại con gái riêng của vợ là Hiền (Mai Cát Vy) sau khi cô bé bị Tiến đưa vào đường dây “bán phấn buôn hương”.
Bạn đang đọc: Kẻ Ẩn Danh: Nỗ lực đáng ghi nhận ở dòng phim hành động – tâm lý
Điều đầu tiên, không khó nhận ra bộ phim có cốt truyện na ná Hai Phượng hay xa hơn là các siêu phẩm John Wick hoặc Taken ở Hollywood. Điều này khiến mình cảm thấy Kẻ ẩn danh sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của các fan ruột thể loại báo thù. Nhưng mặt trái của việc này là tác phẩm thiếu đi tính đột phá về mặt nội dung và rất dễ bị đặt lên bàn cân so sánh với những “người tiền nhiệm”.
Thứ hai, cá tính nhân vật Lâm trước và sau khi mất trí có khác biệt nhất định. Song thật tiếc là đạo diễn chưa kịp khai thác điểm thú vị này thì cao trào trong hồi một là việc cô bé Hiền bị mất tích đã xảy ra quá nhanh. Kể từ đó, Lâm đã “tìm lại bản chất thật của mình”.
Chemistry giữa Lâm và Lu (Mạc Văn Khoa) với mình rất đặc sắc và hài hước. Họ từng nhiều lần vào sinh ra tử thời còn là xã hội đen và cái cách Lu thấu hiểu tính cách của Lâm “đó là sói, không phải cừu” thực sự làm mình ấn tượng về độ hiểu nhau của họ. Xuyên suốt Kẻ ẩn danh, Lu nhiều lần từng ra tay giúp đỡ Lâm. Nếu không có Lu, Lâm thực sự sẽ gặp khó. Bromance (tình anh em) này của phim được xây dựng tiết chế, vừa phải, dễ xem.
Tìm hiểu thêm: Nơi Giấc Mơ Tìm Về: Bộ đôi Việt Hoa – Minh Thu tình duyên trái ngược
Điểm đáng khen nhất với mình ở tác phẩm chính là các màn giáp lá cà giữa Lâm với tay chân của kẻ phản diện phản diện là Tùng (Quốc Trường) được chăm chút tỉ mỉ với tinh thần dân tộc được đề cao. Đặc biệt chuỗi cảnh ở nhà nghệ thuật (gallery) thực sự rất mượt mà, đã mắt. Mọi vật dụng như bút lông, đàn tranh, cuốc, xẻng, bồ cào… đều biến thành vũ khí để tô bật thân thủ khó ai bì kịp của Lâm. Ngoài ra, âm nhạc được lồng ghép trong trường đoạn này rất hợp lý, tạo hiệu hiệu ứng thị giác và thính giác tối đa.
Mình cảm thấy “trùm cuối” Tùng của Quốc Trường rất tiềm năng nhưng lại chưa được khai phá sâu. Khán giả chỉ thấy Tùng là một doanh nhân thành đạt. Hắn xây dựng một nhà nghệ thuật để gặp gỡ tầng lớp thượng lưu và rửa tiền. Và tất cả dừng lại ở đó. Tùng thiếu một câu chuyện (backstory) nổi bật của riêng mình nên tính cách của hắn trở nên đơn giản và một chiều.
Không dưới hai lần, hắn thốt ra những câu nói mang “dằn mặt” khá đáng sợ, làm mình và người xem đặt rất nhiều kỳ vọng vào tính bùng nổ của cái ác. Công bằng mà nói, nhân vật này cũng có nhiều nét chấm phá như máu lạnh, tàn nhẫn song chưa đủ mưu lược và độ điên. Điều này khiến cho kịch tính của nửa sau bộ phim chưa được đẩy lên hết mức và làm cho những màn đối đầu của Tùng và Lâm thiếu đi sự gay cấn cần phải có.
Nếu Dan Trần muốn có một nhân vật đủ sức hút để so kè với Lâm từ đầu đến cuối phim, thì đạo diễn có thể cho Tùng nhiều đất diễn hơn thay vì “tạo ra” một số vai phụ thừa thãi. Màn đối đầu ở hồi kết của Tùng và Lâm được xây dựng khiên cưỡng. Cả hai đều có những hành động khó hiểu, thiếu logic so với những gì trước đó họ đã thể hiện.
>>>>>Xem thêm: Muôn cảnh phim Việt kéo thời lượng: Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao muốn trọn vẹn
Nhìn chung, Kẻ ẩn danh là nỗ lực đáng ghi nhận ở dòng phim hành động – tâm lý của điện ảnh Việt. Với câu chuyện quen thuộc cùng các màn đánh đấm được dàn dựng công phu, tác phẩm sẽ kéo bạn ngồi trước màn hình đến giây phút sau cùng.