Mình nhớ trong phần phim này, Dante (Jason Momoa) có hai lần dùng từ “Thánh” để miêu tả về Dominic Toretto (Vin Diesel). Cả hai lần đó, chàng thủ lĩnh này đều phải cứu người thay vì phô diễn chủ nghĩa anh hùng. Tay phản diện mới giống như một phép thử hạng nặng về nhân tính của Dom. Tất nhiên là cả hai lần Dom đều có thể bảo vệ được những người anh muốn bảo vệ thay vì quan tâm đến chuyện thắng thua.
Bạn đang đọc: Fast and Furious X: Vin Diesel hóa “thánh” chống lại Jason Momoa
Nhân vật Dante có phong thái lòe loẹt, nội tâm điên loạn, bị ám ảnh bởi tội ác và chính nghĩa – rất giống với Joker kinh điển của Batman: Dark Knight. Joker cũng nhiều lần bắt ép Người Dơi phải ra quyết định trong việc làm điều có ý nghĩa cho bản thân hay có lợi cho nhân loại. Nhân vật phản diện huyền thoại do diễn viên Heath Ledger hóa thân cũng để lại rất nhiều câu nói mang tính chiêm nghiệm sâu sắc. Dante cũng vậy. Gã từng nói một câu mình rất tâm đắc: “Muốn làm thánh thì phải tạo phép màu hoặc tử vì đạo”.
Thậm chí, Cipher (Charlize Theron) vốn từng khiến Dom điêu đứng ở phần trước cũng phải gọi Dante là “quỷ” và chịu cảnh yếm thế. Không biết có ẩn ý gì không khi nhà sản xuất lại chọn cái tên “Dante” làm phản diện chính. Bởi Dante là nhà thơ/ nhà chính trị lỗi lạc là của Ý. Ông từng miêu tả rất đặc sắc về thế giới dưới địa ngục trong các di sản văn hóa bất hủ của mình.
Phải chăng thông qua vai diễn của Jason Momoa, nhà sản xuất muốn nhấn mạnh đến cái ác của loài người? Nhưng thật tiếc là càng về nửa sau phim, Dante chỉ lập đi lập lại những chiêu trò cũ. Gã cũng không đem đến cho người xem thêm bất cứ câu chuyện nào lập thể nào mà chỉ thốt ra vài câu bông đùa dư thừa cùng những mánh lới không đủ gây bất ngờ.
Fast X mở đầu bằng loạt câu nói thể hiện tình phụ tử của hai cha con tội phạm nhà Reyes. Cặp Dom và B cũng có nhiều khoảnh khắc được tô bật về mối liên hệ máu mủ giữa hai người đàn ông. Không khó nhận ra Dante có phần ganh tị không chỉ bởi Dom là huyền thoại trên đường đua mà còn là vì anh là một người cha tốt.
Phần nhìn của Fast and Furious X hoàn toàn khiến khán giả hài lòng với loạt cảnh đua tốc độ trên các con phố ngoằn ngoèo ở Rome hay màn chạy xe phá vỡ nguyên tắc trọng lực của vật lý ở Bồ Đào Nha. Những hỏa tiễn trên xe của Jakob hay quả bom mà Dante thủ sẵn ở Ý cũng đem lại hai màn cháy nổ tuyệt vời.
Rõ ràng, điều phối viên hình ảnh xe cộ lâu năm Dennis Mccarthy làm tròn nhiệm vụ của mình. Dù rằng vẫn còn đâu đó những lời nhận xét rằng phần kỹ xảo của phim ngày càng ảo và mất mất dần đi sự thực tế, nhưng không phủ nhận khán giả bị cuốn hút rất nhiều bởi phần hành động “không tưởng” trong tác phẩm.
Tìm hiểu thêm: Triệu Lệ Dĩnh và những tiểu sư muội xinh đẹp, đáng yêu phim tiên hiệp
Tuy nhiên, cũng có những khoảnh khắc mình cảm thấy buồn ngủ ở Fast X. Tuyến truyện của Taj (Ludacris), Han (Sung Kang), Roman (Tyrese Gibson), Ramsey (N.Emmanuel) nhàm chán so với màn đối đầu nảy lửa giữa Dom và Dante. Họ cãi vã và liên tục chọc ghẹo nhau rồi sau đó làm hòa giống những đứa trẻ thay vì tập trung hỗ trợ Dom.
Letty (M.Rodriguez) và Tess (Brie Larson) cũng có nhiều màn hành động đẹp mắt song họ đóng vai trò chưa nhiều sức nặng khi đối đầu với Dante. Điều này gây cảm giác nhà sản xuất chỉ cố “nhét” họ vào phim để nhấn mạnh yếu tố nữ quyền bị lép vế rõ rệt.
Đồng thời, do muốn tô bật lên yếu tố tình cảm gia đình, bạn bè mà phim tiếp tục trình làng một số gương mặt “người thân” có phần làm loãng mạch truyện chính. Một số cameo rất chất lượng như Charlize Theron, Gal Gadot, Helen Mirren, Cardi B, Pete Davidson… tuy xuất hiện ít nhưng họ đã làm tròn vai trò fanservice (tri ân người hâm mộ).
>>>>>Xem thêm: Lưu Diệc Phi và nữ chính phim hiện đại nửa đầu 2023 của màn ảnh Cbiz
Nhìn chung, Fast X hứa hẹn là bom tấn ăn khách nhất trên màn ảnh rộng mùa hè năm nay. Bộ phim chiều lòng người hâm mộ lâu năm cũng như công chúng bởi tính giải trí cao đi kèm với nhiều thông điệp tình cảm gia đình ý nghĩa.