Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Là bộ phim kinh dị tâm lý hiếm hoi ra rạp trong thời gian gần đây, theo mình, Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) không quá hoàn hảo nhưng đâu đó cũng tạo ra được nhiều tò mò nhất định. Cảnh báo bài viết có spoil nhẹ nên bạn cân nhắc trước khi đọc nhé.

Bạn đang đọc: Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Về cốt truyện, Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) theo chân vợ chồng Alice (Florence Pugh) – Jack (Harry Styles) đến với vùng đất của Dự án Chiến thắng do Frank (Chris Pine) sáng lập ra. Tại nơi đây, những người vợ sẽ được cuộc sống hưởng thụ xa hoa nhưng hằng ngày lại diễn ra như một chu trình nhằm phục vụ người chồng từ những bữa ăn cho đến nhu cầu sinh lý.

Một ngày khi thấy một chiếc máy bay gặp nạn, Alice đã đến được trụ sở bí ẩn của khu vực, nơi được coi là “vùng đất cấm” mà không cư dân nào được bén mảng tới. Khi chạm tay vào mặt kính, những ký ức mơ hồ bắt đầu xuất hiện trong tâm trí Alice, cô bắt đầu hoài nghi về thân phận của bản thân và công việc kỳ lạ của Dự án Chiến thắng này.

Alice chính thức với hành trình đi tìm lời giải đáp cho những ngờ hoặc trên, và cô gái đã phát hiện ra được một bí mật động trời về thế giới ảo – nơi cô ấy đang sinh sống.

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Đầu tiên, mình thấy Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) có một ý tưởng câu chuyện táo bạo và cách dẫn dắt của phim cũng lôi cuốn, khơi gợi được nhiều sự tò mò. Theo đó, phim chọn cách giữ bí mật về sự thật kia suốt một thời lượng dài nhưng lại biết cách “nhá hàng” bằng những manh mối rải rác nhằm kích thích, giữ chân người xem. Và mình thấy điều này đã được triển khai khá hiệu quả.

Là một bộ phim đề cao yếu tố nữ quyền nhưng mình lại khá thích cách triển khai qua nhiều hình ảnh ẩn dụ chứ không xây dựng một hình tượng nữ vương mạnh mẽ quá mức của Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ). Theo đó, ban đầu Alice không có những phản kháng gì về việc phải phụ thuộc vào chồng, nhưng chi tiết về việc cô ảo giác bị đè ngộp bởi bức tường và tấm cửa kính đã nói lên được sự thèm khát tự do, muốn thoát khỏi không gian gò bó từ sâu thẳm trong nhận thức của cô.

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Hay hình tượng ẩn dụ về những người phụ nữ nhảy múa cũng để lại cho mình nhiều suy nghĩ. Olivia Wilde đã truyền tải ý nghĩ trong việc phụ nữ được xem như món đồ trang trí, những bông hoa mua vui cho những người đàn ông. Cuộc sống của những cô gái nơi đây thoạt nhìn có vẻ vương giả đáng mơ ước nhưng hóa ra là họ đang bị nhốt trong những cái lồng kính không lối thoát và trở thành vật trưng bày tại nơi đây.

Không phải cô gái nào cũng hoàn toàn chấp niệm với sự gò bó này, điển hình là Margaret và Alice, hai con người sở hữu tính nữ mạnh mẽ nên đã vượt ra khỏi sự thao túng độc hại của những người đàn ông. Họ không cam chịu phải sống trong sự lệ thuộc và hành động mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán như vậy. Cả hai đều có ý định muốn thoát khỏi sự ràng buộc này mà đi tìm một cuộc sống tự do hơn. Và quả nhiên, với sự trỗi dậy mạnh mẽ trong người, Alice đã hoàn thành được mục tiêu của mình.

Tìm hiểu thêm: Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí: Dàn sao A không gánh nổi kịch bản kém

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Mình còn phát hiện được sự thú vị qua những góc quay mà Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) thể hiện. Những chuyển động máy xoay tròn thường xuyên xuất hiện trong thước phim cũng như một lời ẩn ý cho việc cuộc sống người phụ nữ bị lệ thuộc xoay quanh những người đàn ông, hay là việc họ sẽ chịu cảnh những hoạt động thường ngày cứ lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn mãi mà không có điểm dừng.

Một yếu tố mình nghĩ sẽ có nhiều người quan tâm khi nhắc đến Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) đó chính là yếu tố “nóng bỏng”. Nếu ở thế giới thực, Alice luôn bận rộn với công việc mà phớt lờ Jack – người đàn ông của mình, kể cả việc thỏa mãn những như cầu sinh lý của anh ấy thì thế giới trong Dự án Chiến thắng, Jack lại được khỏa lắp những ham muốn đó. Cho nên mình nghĩ “mười tám cộng” ở đây thực chất chỉ là phản ánh trong việc người phụ nữ hiện đại quá yêu công việc đến mức bỏ quên gia đình của bản thân mà thôi.

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

Dù mình có hiểu sơ về ý tưởng thì Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) đã có một sự chuẩn bị thấu đáo như vậy, nhưng khi triển khai qua mặt hình ảnh thì bộ phim không được rành mạch như những điều nói trên. Qua đó thì mình nhận thấy một sự cố gắng dồn ép thật nhiều thông điệp ý nghĩa vào nên mọi chi tiết đều chỉ lướt qua mà chẳng đánh trọng tâm vào một cái gì cả.

Tiếp theo là đường dây câu chuyện, nếu ở 2/3 thời lượng đầu phim đã làm khá ổn trong cách thiết lập nhưng phần cuối lật dở vấn đề lại là lổ hỗng lớn phá hỏng hết sự cố gắng trên. Với mình thì lại thích một cái kết có phần gợi mở hơn là việc Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) chọn cách lý giải tất tần tật về về Dự án Chiến thắng kia.

Nếu phim duy trì được sự ma mị như từ đầu thì mình nghĩ sẽ mang lại một tổng thể hoàn hảo hơn. Còn với motif đặt ra vấn đề rồi lại ngồi lại để giải thích từng chút từng chút thì quả thực mình không đánh giá cao lắm.

Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tếEm Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế

>>>>>Xem thêm: Giải đáp post-credit Black Panther: Wakanda Forever

Bên trên là những cảm nhận của mình về Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ), còn bạn có quan điểm gì về bộ phim thì để lại bình luận bên dưới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *