Bộ phim được lấy cảm hứng từ chuyện cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Câu chuyện kể về cậu bé An (Hạo Khang) tìm cha trong bối cảnh miền Nam kháng chiến chống Pháp. Cậu mất mẹ trên đường đi. An nhiều lần may mắn thoát nạn và được gặp gỡ và đùm bọc bởi Út Lục Lâm (Tuấn Trần), Tiều (Tiến Luật), thầy Bảy (Hứa Vĩ Văn)…
Bạn đang đọc: Đất Rừng Phương Nam: Hành trình tìm cha xúc động thời chiến loạn
Với thời lượng gần 100 phút, phim dẫn dắt tôi dõi theo quá trình An vượt qua những thách thức vì mơ ước được đoàn tụ với người cha theo Cách Mạng. Giữa miền Nam mênh mông rộng lớn, có lúc An tưởng chừng phải bỏ cuộc vì quá cực khổ, nguy hiểm. Nhưng tình phụ tử đã tiếp thêm sức mạnh để cậu trở nên mạnh mẽ.
Cuộc phiêu lưu của An cũng là con đường tìm kiếm tương lai mới cho không chỉ cha con cậu mà là của cả miền Nam nói riêng và đất nước nói chung. Tôi thấy tác phẩm không chỉ kể câu chuyện sinh tồn mà còn lồng ghép chất liệu dân gian về tính cách phóng khoáng và đầy trượng nghĩa của con người nơi đây. Nhiều cảnh quay cũng nhắc đến ẩm thực, phong tục tập quán, giai thoại của miền Nam như: canh mắm cá, đá gà, ăn cơm rượu nhân dịp Tết đoan ngọ, Bạch công tử giàu có…
An, Út Lục Lâm, thầy Bảy, Tiều đại diện cho hình ảnh người miền Nam kiên cường, không đầu hàng trước số phận. An lanh lợi, Út Lục Lâm liều lĩnh, thầy Bảy quả cảm. Tuy vẻ ngoài của Tiều lạnh lùng nhưng thực ra anh rất thương con gái là bé Xinh (Bảo Ngọc) và từng âm thầm ra tay cứu Võ Tòng (Mai Tài Phến) khỏi cảnh bị hành quyết. Bác Ba Phi của Trấn Thành tuy chỉ xuất hiện chưa đầy năm phút nhưng có một khoảnh khắc lấy được nước mắt người xem ở đoạn kết phim. Võ Tòng tuy không có câu thoại nào nhưng ánh mắt quyết liệt của nhân vật khiến mình phải rợn da gà vì quá ám ảnh.
Mối quan hệ giữa An và Út Lục Lâm mang nhiều cảm xúc cho tôi. Nhà làm phim cho thấy sự gắn kết của cả hai qua việc họ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cố gắng, thông qua những lần cùng nhau “thó” đồ, ăn “chùa” và cả khi họ hợp lực cứu thoát Tiều khỏi tay bọn Pháp. Phân đoạn Út Lục Lâm đỡ đạn cho An và nói rằng không cho ai đụng vào “người thân” của anh khiến nhiều khán giả xúc động. Gia đình An bị chiến tranh chia cắt, An không có cơ hội gặp mặt cha, còn Hai Thành (Huỳnh Đông) vì đại cục không thể đoàn tụ với vợ con. Nhưng An không lẻ loi. Cậu được tất cả các nhân vật chính diện trong phim yêu thương và cũng được mảnh đất miền Nam dung dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Lưu Hiểu Khánh và dàn “nha đầu ngốc” U60, U70 của Hoa ngữ gây đau mắt
Tác phẩm có tiết tấu nhanh nhằm mang đến sự gay cấn, kịch tính. Phần lớn thời lượng phim xoay một nhân vật là An nhưng không gây nhàm chán với tôi. Các sự kiện mang tính bước ngoặt được sắp đặt liên tục, nối tiếp nhau. An liên tục rơi vào nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo, nhưng vẫn thoát nạn nhờ gan dạ, may mắn cùng lòng thương cảm của con người miền Nam.
Màn hóa thân của bé Hạo Khang trong vai An gây ấn tượng với tôi. Cậu thoát khỏi cái bóng quá đậm nét của Hùng Thuận trong phiên bản truyền hình. Cậu hoàn thành tốt nhiều phân đoạn khó đòi hỏi yêu cầu về thể chất và tinh thần như cảnh nhảy sông, bắt cá. Tuấn Trần thì toát lên sự liều lĩnh, gan dạ và hài hước. Tiến Luật cũng làm bật được lòng chính nghĩa của một con người yêu nước. Hứa Vỹ Văn nho nhã mà cũng đầy chí khí khiến mình cảm động. Băng Di đột phá khi vào vai Tư Mắm nhiều bộ mặt. Các nhân vật phụ còn lại nhập vai tròn trịa.
Sau buổi công chiếu sớm vào 11.10.2023 cho cánh báo giới, Đất rừng phương Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực. Nhà phê bình Lê Hồng Lâm khen phim “Vừa đậm chất phiêu lưu vừa có độ hùng tráng. Vừa có chất dân dã khí phách Nam Bộ lại vừa có chất sử thi thuần Việt”, còn đạo diễn Charlie Nguyễn thì “Nghẹn ngào, nức nở”.
>>>>>Xem thêm: Trịnh Thảo: Có màn trình diễn lép vế trước Chi Pu trong Người Mặt Trời
Đất rừng phương Nam chính thức khởi chiếu Toàn Quốc vào ngày 13.10.2023.