Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Vô Diện Sát Nhân là tác phẩm kinh dị theo phong cách slasher hiếm thấy của Việt Nam hiện nay mà tôi được xem. Có thể nói nước đây này là phong cách mới cho ý tưởng của nhà làm phim, song họ lại lạm dụng hiệu ứng “dream sequence” nghĩa là một chuỗi các giấc mơ, một cách liên tục khiến bộ phim chưa thật sự tốt như tôi nghĩ.

Bạn đang đọc: Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Vô Diện Sát Nhân kể về nữ bác sĩ Phương Anh thường xuyên gặp những cơn ác mộng. Cô thường thấy bản thân bị tấn công bởi một kẻ lạ mặt, không rõ dung nhan diện mạo ra sao, nhưng mỗi khi tỉnh dậy cô đều lo lắng dẫn đến ảnh hưởng tâm lý. 

Vì vậy cô luôn dè chừng mọi thứ xung quanh, điều này khiến cuộc sống của cô bị đảo lộn và phải điều trị tâm lý. Tuy nhiên sự thật đằng sau mỗi giấc mơ đó, lại chính là một quá khứ đầy bi kịch mà Phương Anh phải gánh chịu.

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Theo tôi thấy, nhiều người bảo Vô Diện Sát Nhân mang tính trinh thám, bí ẩn, nhưng tôi nghĩ nó lại khó xếp bộ phim vào thể loại này, mặc dù vẫn có án mạng và kẻ thủ ác ẩn danh. 

Kịch bản Vô Diện Sát Nhân không tập trung khai thác yếu tố điều tra, phá án mà xuyên suốt cả thời lượng, chính là nhân vật chính bị “dắt mũi” liên tục qua nhiều tình huống, khiến cô từ một nữ bác sĩ thông minh, sáng suốt, giờ đây phải tàn phai bởi tấn bi kịch này.

>>> Xem thêm: Giải mã cái kết Vô Diện Sát Nhân: Phản diện không chỉ 1 mà tận 2

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Tôi thấy Vô Diện Sát Nhân làm tốt một điều chính là liên tục đánh lừa khả năng phán đoán của mình, vì với số lượng nhân vật nam xuất hiện trong phim, tôi cứ nghĩ kiểu gì tên vô diện sẽ là đàn ông. Tuy nhiên bộ phim mở ra 2 quả plot-twist bất ngờ khiến tôi bị đánh lừa một phen. 

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Xét về cốt truyện, tôi thấy mô típ của Vô Diện Sát Nhân không mới, chỉ khác Người Lắng Nghe ở chỗ là biến tấu những thứ ám ảnh, thành cơn ác mộng, còn nhân vật nữ trong Người Lắng Nghe lại phải đối mặt với thế lực tâm linh. Cả hai bộ phim đều khai thác theo hướng kinh dị, tâm lý và lồng ghép các yếu tố giật gân để tạo nên cốt truyện.

Điều đáng tiếc nhất, tôi nghĩ chính là việc nhà làm phim lạm dụng thủ pháp jumpscare như một đòn chí mạng vào trải nghiệm điện ảnh của mình. Tại sao cứ phải kinh dị là buộc lồng ghép hiệu ứng hù dọa này vào? Phải chăng nó quá đại trà và được khán giả thế giới công nhận là “gia vị” cần có của phim kinh dị?

Tìm hiểu thêm: Tiêu Chiến, Lưu Vũ Ninh và dàn nam phụ được Lộ Tư vượng sự nghiệp

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Cá nhân tôi thấy nếu được, nhà làm phim có thể tham khảo cách hù dọa trong Hereditary, bộ phim thật sự là tác phẩm đỉnh cao kinh dị, không cần hù dọa ra mặt, chỉ cần một nỗi sợ dai dẳng, đeo bám vào tâm lý của nhân vật là cũng đủ khiến tôi ám ảnh đến sởn da gà.

Bên cạnh đó, Vô Diện Sát Nhân “thó” hiệu ứng “giấc mơ” quá đà như trong Happy Death Day, điều này khiến bộ phim một phen “gậy ông đập lưng ông” vì thật chất, tôi thấy cốt truyện không nhất thiết để nữ chính liên tục gặp ác mộng, chưa kể những cách liên kết giấc mơ lại hoàn toàn vụng về và vô nghĩa.

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Đối với Happy Death Day, cốt truyện sử dụng mô típ vòng lặp thời gian nên tôi thấy việc nhà làm phim tái hiện các giấc mơ liên tục nhằm đảm bảo yếu tố này của phim rõ ràng, cũng là điều hợp lý! Vì vậy với Vô Diện Sát Nhân, tôi nghĩ khi tần suất jumpscare tăng lên, hướng đi trở nên cũ kỹ, sẽ dễ khiến nhiều người đoán được mô típ và bắt đầu cảm thấy phim nhàm chán dần.

>>> Xem thêm: Vô Diện Sát Nhân: Diễn xuất của nữ chính có lẽ là cứu cánh duy nhất

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Nói về nhân vật, tôi thấy nhà làm phim đã vô tình bi kịch hóa mọi vấn đề trong phim bằng cách đưa hàng loạt các nhân vật như Minh, Vy, Khoa, Thái và ông Trọng xuất hiện trong cuộc đời của Phương Anh, để rồi tạo nên một mối quan hệ chằng chịt những vấn đề hết sức rối rắm.

Mặt khác, tôi nghĩ việc đưa hàng loạt các nhân vật này vào cũng chỉ góp phần vào đất diễn cho nữ chính, đồng thời như một cách nhà làm phim tạo ra một câu đố cho người xem buộc phải đi tìm chân dung tên vô diện thật sự. Bởi có thể thấy một điều, qua góc nhìn của Phương Anh, ai cũng có khả năng là kẻ thủ ác!

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịuVô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

Tóm lại, tôi đánh giá Vô Diện Sát Nhân là một tác phẩm khá mạo hiểm khi nhà làm phim thiết kế hẳn một cốt truyện mang tính kinh dị tâm lý dựa trên phong cách slasher quen thuộc của Hollywood. Dù bộ phim vẫn còn khá nhiều “sạn” nhưng không thể phủ nhận diễn xuất cũng như sự lăn xả của nữ chính Phương Anh do Phương Anh Đào thủ vai.

Vô Diện Sát Nhân: Phim lạm dụng jumpscare gây khó chịu

>>>>>Xem thêm: Mình Yêu Nhau Đi: Phim chỉ dừng ở mức dễ thương

Cô nàng đã có những lần chuyển biến tâm lý khiến tôi buộc phải tin rằng nữ chính đang phải chịu đựng tấn bi kịch khủng khiếp từ quá khứ. Tôi thấy dù đóng tâm lý hay hành động, đôi lúc nữ diễn viên phải gồng theo kịch bản với những lời thoại, hành động bị làm quá để tạo kịch tính trong những pha rượt đuổi, tẩu thoát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *