Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Cá nhân mình thấy năm nay điện ảnh Hàn Quốc đã có nhiều đột phá trong cách làm phim của họ. Từ một trận chiến căng thẳng với dịch bệnh ở trên không (Hạ Cánh Khẩn Cấp), đến một cuộc chiến xuyên không với kỹ xảo không thua gì Hollywood (Alienoid), thì giờ là một sử thi truyện, tái hiện lại trận đánh trên sông với bộ phim Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy. 

Bạn đang đọc: Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả AlienoidThủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Vài tuần trước khi xem số liệu doanh thu phòng vé Hàn Quốc, mình tự hỏi vì sao Alienoid là tác phẩm được đầu tư nhưng lại “lép vế” trước Thủy Chiến Đảo Hansan Hạ Cánh Khẩn Cấp, và sau khi bộ phim của đạo diễn Kim Han Min được phát hành tại Việt Nam, mình đã hiểu lý do vì sao Thủy Chiến Đảo Hansan lại ăn khách đến thế!

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Hansan: Rising Dragon (Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy) lấy bối cảnh năm 1952, khi đội quân Nhật Bản do Wakisaka (Byun Yo Han) lãnh đạo đang thực hiện âm mưu thôn tính Joseon. Và cột mốc làm nên lịch sử bắt đầu khi Wakisaka đối đầu Yi Sun Shin trong trận thủy chiến khu vực đảo Hansan.

Trong lịch sử Hàn, Yi Sun Shin được mệnh danh là một tướng tài, năm giữ chức vụ Đô đốc Thủy quân với nhiều chiến thắng để lại tiếng vang trong lịch sử Triều Tiên – Hàn Quốc bấy giờ.

>>> Xem thêm: Thủy Chiến Đảo Hansan: Mạch truyện dễ hiểu, kỹ xảo xem đã mắt

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả AlienoidThủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Nói về kịch bản, mình thấy Thủy Chiến Đảo Hansan có sự phân bố thời lượng khá “làm khó” người xem, cụ thể là nhà làm phim đã dành hơn nửa thời lượng đầu phim để giới thiệu hàng loạt tuyến nhân vật cũng như nêu rõ vấn đề cụ thể trong trận chiến lần này. Mình nghĩ nếu bạn không kiên nhẫn để xem, rất có thể sẽ bỏ về ngay lập tức.

Vì mình thấy những bộ phim sử thi không đơn thuần mang tính giải trí như những tác phẩm hành động, viễn tưởng khác. Làm sao đó mà khi chuyển thể từ lịch sử thành ngôn ngữ điện ảnh, tác phẩm phải đảm bảo được sự thật và không hư cấu toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, vả lại vẫn phải khiến nhiều người có thể “trụ” được, cảm thấy nó không khô khan.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả AlienoidThủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Với Thủy Chiến Đảo Hansan, mình mất tận 30 đến 45 phút đầu phim để nắm bắt được mốc thời gian và tình hình chính sự trong bối cảnh đó. Mình thấy đây cũng chính là khoảng lặng duy nhất, cực kỳ rủi ro vì mọi thứ đều chìm vào sự im bặt và theo dõi một cốt truyện dày đặc tính lịch sử, chính trị.

Tuy vậy, nhưng nhà làm phim cũng khéo léo đưa vào một số phân đoạn hành động nhỏ nhằm tăng “gia vị” cho câu chuyện, phần nào khiến mình cảm thấy còn chút gì đó đáng ở lại xem tiếp. 

Tìm hiểu thêm: Avatar: Kỹ xảo đẳng cấp, sau 13 năm xem lại vẫn thấy hợp thời

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Ngay sau đó, Thủy Chiến Đảo Hansan tăng liền cho mình combo hành động cùng nhịp phim gay cấn dần. Sự dao đẩy dồn dập ở các phân cảnh rượt đuổi, leo trèo khiến mình bị cuốn vào câu chuyện lịch sử này.

Đặc biệt tổng thể mà nói, thứ khiến mình hài lòng và đã nhất không phải là các phân đoạn hành động thông thường, mà đó là cách bày mưu, tính kế, lập chiến lược của tướng quân Yi Sun Shin và cả phe giặc. Điều đó cho thấy Thủy Chiến Đảo Hansan không đơn thuần là một cuộc chiến dành cho đao, gươm, mà là địa lợi cho chiến lược và kế hoạch.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Thủy Chiến Đảo Hansan tạo hẳn một cốt truyện lịch sử khiến mình nhớ đến những bộ phim huyền thoại của Trung Quốc trước đó, khi cách tướng quân thống lĩnh đội quân san bằng trận địa của giặc, và những suy nghĩ sắc lẹm trong việc lập chiến lược chống kẻ phản diện. 

Vì vậy mình thấy rõ bố cục bộ phim như một nước đi tài tình của đạo diễn, dựng hẳn một chiến thuật tâm lý khi dẫn dắt mình từ cảm giác “mê man” với nửa thời lượng đầu, sau đó đẩy lên đỉnh điểm bằng trận chiến cuối cùng bằng hàng loạt các pha kỹ xảo đầy ổn áp. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả AlienoidThủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Nếu so với Alienoid, mình thấy Thủy Chiến Đảo Hansan có phần vượt trội hơn rất nhiều trong khâu kịch bản. Mặc dù cả hai đều mắc một lỗi chung đó là đưa dàn nhân vật xuất hiện quá nhiều và gây hoang mang ở thời lượng đầu phim, đặt điểm gỡ nút vào hồi ba của phim.

Nhưng chính vì Thủy Chiến Đảo Hansan không sử dụng tiền đề xuyên không, viễn tưởng gây “rối não” mình, mà chỉ thuật lại những gì có sẵn trong lịch sử và biến nó thành ngôn ngữ điện ảnh, nên bộ phim của Kim Han Min dễ dàng “ăn đứt” phim của Choi Dong Hoon.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

>>> Xem thêm: Thủy Chiến Đảo Hansan: Sống dậy thời lẫm liệt của tướng Yi Sun Shin

Mình không thể phủ nhận độ hoành tráng trong khâu dàn dựng loại người ngoài hành tinh cũng như thiết bị tối tân của Alienoid, nhưng nếu để nói đến một cuộc chiến trên sông với các thuyền chiến, áo giáp sắt, đầu rồng, hay hơn cả là một trận đồ hình cánh hạt, thì rõ ràng Thủy Chiến Đảo Hansan vượt trội hơn nhiều. Đó là lý do mình thấy vì sao bộ phim liên tục giữ vững ngôi vị quán quân của phòng vé Hàn trong nhiều tuần qua.

Cuối cùng là về tuyến nhân vật cũng như diễn xuất của diễn viên, một Park Hae Il đảm nhận tướng quân Yi Sun Shin và chàng thơ đa tình Byun Yo Han vào vai phản diện Wakisaka, đều chiếm trọn điểm tối đa với mình. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

Từ thần thái cho đến diễn xuất, mình thấy nhà làm phim có hẳn một sự tính toán kỹ lưỡng cho 2 nhân vật này, đặc biệt là gánh nặng tâm lý cho tướng quân Yi Sun Shin khi ông phải tin vào bản thân, sử dụng trận địa canh hạt xuyên suốt và không thay đổi nhiều so với phe địch. Điều này khiến mình thấy nhà làm phim phải am hiểu lắm về lịch sử thì mới có thể đưa hẳn một hình tượng Đô đốc như vậy lên màn ảnh.

Thủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả AlienoidThủy Chiến Đảo Hansan: Trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid

>>>>>Xem thêm: Batman – Keaton của The Flash sẽ thay thế Batman của Robert Pattinson?

Cá nhân mình thấy, Thủy Chiến Đảo Hansan là một bộ phim sở hữu nhiều điểm cộng đến từ cốt truyện, ý nghĩa lịch sử, kỹ xảo và diễn xuất. Tuy nhiên, để hiểu được hết cái hay ở tác phẩm này, mình nghĩ mọi người nên có sẵn một vài kiến thức lịch sử quan trọng để có thể bắt kịp tuyến truyện và mạch phim. 

Rõ ràng đây là một trận chiến cam go, mãn nhãn hơn cả Alienoid, mình mong rằng một ngày nào đó điện ảnh Việt có thể tái hiện câu chuyện lịch sử về Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền và chuyển thể thành phim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *