Phim xoay quanh nhân vật Tảo (Nguyễn Văn Toàn). Anh bị “vây hãm” trong một tòa nhà nơi anh làm việc, và anh dành cả ngày giết gà để kiếm tiền. Đây là toàn bộ cuộc sống của anh và cũng là những tương tác thực sự duy nhất của anh.
Bạn đang đọc: Thành Phố Ngủ Gật: Khi cái ác ám ảnh một cách lặng lẽ
Thành phố ngủ gật miêu tả cảm giác vô vọng thông qua việc thể hiện những thói quen hàng ngày của Tảo. Cách bộ phim diễn tiến không khác gì các tác phẩm của Kim Ki Duk (Quái kiệt của điện ảnh xứ Hàn, ông truyền tải những yếu tố tình dục, bạo lực và sự bế tắc trong những “đứa con tinh thần”) ở chỗ cốt truyện đã khắc họa rất chi tiết sự sa đoạ của nhân tính.
Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh, tác động mạnh đến cảm xúc người xem. Bộ phim có tiết tấu chậm, cài cắm ẩn dụ về cuộc sống đơn điệu, nhiều nỗi ẩn ức trong nội tâm. Tác phẩm không có nhiều lời thoại, mà được dẫn dắt bằng câu chuyện của Tảo. Phim thể hiện triệt để triết lí “show don’t tell”. Các hành động của nhân vật đều bản năng và nguyên thủy, không khó để hiểu được hàm ý.
Diễn xuất của Nguyễn Văn Toàn trong vai Tảo đặc biệt lôi cuốn dù nhân vật của anh có tính cách ẩn dật và sống nội tâm. Chính những khoảnh khắc cảm xúc ngắn ngủi khi Tảo nảy sinh mối quan hệ với cô gái điếm thể hiện tài năng nổi bật và tiềm năng của Toàn.
Thành phố ngủ gật có thể gây tranh cãi với người xem vì cách phim truyền tải thông điệp, thậm chí có thể gây sốc. Tôi khuyên bạn không chỉ nên nhìn mọi thứ một cách riêng biệt mà bạn cần nhìn thấy toàn bộ bức tranh tổng thể giống như cách bộ phim này chiếu rất nhiều cảnh quay góc trên không (Helicopter Shot). Khi đó, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa được cài cắm.
Tìm hiểu thêm: Chị Đại Học Đường: Yeri chất lừ, Hye In đã tham lại còn hống hách
Suy cho cùng, phim tô bật về sự kết nối, về cuộc sống giữa những con người không còn quan tâm đến nhau nữa. Chúng ta lạc vào thế giới của riêng mình. Chúng ta không còn yêu thương, không còn quan tâm, không còn đồng cảm. Tôi rất ấn tượng với câu nói của bộ phim này: “Chúng ta không thể nhận ra khi nào mình là người nhân đạo hay độc ác”.
Trong Thành phố ngủ gật, mọi thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Tôi nhận ra tôi cứ nghĩ về những hình ảnh, âm thanh, nhân vật trong phim nhiều ngày sau đó. Tảo khiến tôi liên tưởng đến Joker nhưng ở một phiên bản sâu sắc và thầm lặng hơn.
Thành phố ngủ gật đảm bảo sẽ khiến những người yêu động vật phải rùng mình. Việc mổ gà cực kỳ ám ảnh. Chúng bị luộc sống, và chặt đầu ngay trước mắt chúng ta. Nhưng không chỉ động vật phải chịu đau khổ. Lương Đình Dũng nhẫn tâm vạch trần những yếu đuối, dễ bị tổn thương của con người. Con người cũng bị bỏng nước sôi. Con người cũng có thể bị giết bởi một con dao sắc nhọn.
Chúng ta thậm chí không có bất kì lớp vỏ nào để bảo vệ bản thân. Trong phim, cả gà và con người đều bị nhốt, bị mắc bẫy và bị trói. Chúng ta hiểu được sự tất yếu của cái chết. Mối quan hệ giữa người và người không nhân đạo hơn mối quan hệ của chúng ta với loài vật. Chúng ta sẵn sàng làm nhục, tra tấn và giết hại lẫn nhau.
>>>>>Xem thêm: Nghi Thức Cấm: Nghe – nhìn kém chất lượng, kịch bản ổn áp
Về mặt thị giác, đạo diễn dùng góc quay nghiêng để quay những tòa nhà bỏ hoang, những bức tường nứt nẻ mốc meo, sàn nhà đầy máu để tạo ra bầu không khí tăm tối. Những thước phim quay bằng flycam gợi nhắc cho khán giả về sự ẩn danh và nỗi cô độc ở thành thị. Rõ ràng, thành phố này vẫn xô bồ, náo nhiệt nhưng chúng ta lại hoàn toàn không biết những gì hàng xóm của mình đang làm. Sự thờ ơ của chúng ta đối với đồng loại không khác gì mối quan hệ của chúng ta với con gà trên đĩa ăn tối. Chúng ta đều chỉ là con mồi.
Thành phố ngủ gật gây bất ngờ với giá trị sản xuất tối thiểu và sử dụng bối cảnh và một cách tiết kiệm để khắc họa nội dung phim. Dù không phải ai cũng có thể theo dõi tác phẩm đến cùng nhưng không phủ nhận sự đột phá trong tư duy của Lương Đình Dũng.