Chị Đại Học Đường và Penthouse đều là những bộ phim khai thác về mối quan hệ của các học sinh tại trường học. Hai tác phẩm đều cho mình thấy những điểm giống và khác nhau giữa các nhóm học sinh khá giả tại hai ngôi trường danh tiếng.
Bạn đang đọc: So kè hội rich kid của Penthouse và Chị Đại Học Đường: Yeri đỉnh hơn
Chị Đại Học Đường
Mình thấy trong Chị Đại Học Đường, những học sinh đến từ các gia đình có địa vị cao và giàu có sẽ được theo học tại trường trung học quốc tế Cheongdam. Dù vậy thì trường vẫn mở cửa chào đón những học sinh có điều kiện kém hơn với lý do “bình đẳng cho tất cả”. Và đương nhiên, dù được vào trường với lý do gì đi chăng nữa thì những học sinh có địa vị thấp hơn sẽ không thể sống yên ổn dưới mái trường này.
Thậm chí, ngay giữa các học sinh nhà giàu cũng có sự phân hóa rõ rệt. Người nào có bố mẹ càng giàu có thì địa vị của con họ trong trường theo đó cùng sẽ càng cao. Điển hình như Je Na được phong làm “nữ hoàng” khi có bố làm chủ tịch tập đoàn lớn nhất nhì Hàn Quốc.
Các bạn khác cũng phải vuốt mặt nể mũi, thậm chí là phục tình nàng tiểu thư này. Chưa kể, ngay cả giáo viên trong trường cũng phải dè chừng và nắm bắt thông tin kỹ lưỡng về học sinh lẫn phụ huynh để tránh những rắc rối không đáng có.
Và với quyền lực từ bố mẹ nên Je Na và các học sinh khá giả thường lộng hành, chèn ép những bạn bè yếu thế hơn. Ví dụ như một học sinh nam bị buộc thôi học vì tố cáo nhóm bạn Je Na tội lộng hành. Hay một nữ sinh suýt đăng xuất không rõ lý do vì dám khiêu khích nhóm bạn nhà giàu trước đó,…
Tìm hiểu thêm: Võ Thanh Hòa khẳng định Siêu Lừa Gặp Siêu Lầy không remake
Mình cho rằng trường học quốc tế Cheongdam không chỉ là nơi để theo học mà còn là nơi để các cậu ấm – cô chiêu phô ra quyền lực dù bản chất, điều kiện mà họ có được là đến từ phụ huynh.
Một điểm đáng chú ý ở ngôi trường này là thành tích học tập không được đề cao bằng việc xuất thân của học sinh. Cho nên những người có tiếng nói là những người có bố mẹ giàu có bậc nhất.
>>Xem thêm: Dàn nhân vật tự luyến trên phim 2023: Sam Shik đã báo còn hay ra vẻ
Cuộc Chiến Thượng Lưu
Cũng giống như tác phẩm Chị Đại Học Đường, trường trung học Hwayeong trong Cuộc Chiến Thượng Lưu là nơi chuyên dành cho các học sinh khá giả. Nhưng ngôi trường này khác Cheongdam ở chỗ sẽ sẵn sàng mở cửa cho những tài năng âm nhạc dù gia cảnh họ không mấy khá giả.
Dù vậy thì khi vào trường, những học sinh yếu thế hơn vẫn bị chèn ép. Sự phân hóa giữa các học sinh nhà giàu tại đây không quá rõ rệt như Cheongdam. Nhưng những người cá tính, ngông cuồng như Joo Seok Kyung (Han Ji Hyun) sẽ trở thành chị đại và lôi kéo bạn bè cùng tần số đi chèn ép những người bạn nghèo hơn.
>>>>>Xem thêm: Lỗi Logic: Phim boylove dễ thương, hủ nam hủ nữ coi xong “quắn quéo”
Thêm một điểm nữa là ở Hwayeong, các học sinh sẽ chú trọng thành tích và ganh đua nhau một cách khốc liệt. Họ không ngại nhờ những tiềm lực của bố mẹ để gian lận nhằm đạt điểm số cao. Những người càng giỏi sẽ càng bị ghét. Còn trong khi đó, Cheongdam lại khắc họa sự phân biệt đối xử giữa những người có địa vị khác nhau nhiều hơn là ganh đua thành tích.
>>Xem thêm: Những mối tình độc lạ trên phim Hàn: Hồ ly Kim Bum mê tiên cá Hyun Jin
Có thể nói, cả hai tác phẩm đều thành công xây dựng cuộc sống học đường không màu hường của các học sinh. Tuy nhiên, xét về mức độ tạo áp lực lên bạn bè, mình thấy Chị Đại Học Đường phản ánh rõ nét hơn cả. Nhất là khi chỉ cần tiếng nói của nữ hoàng Je Na là cả trường quay sang dồn ép nạn nhân không lối thoát.
Trong khi đó, Penthouse chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ chuyên thích thể hiện và ra vẻ ta đây nhằm bôi nhọ những học sinh yếu thế hơn. Nhưng dù có bằng hình thức nào thì mình thấy việc chèn ép người khác vì gia cảnh của họ quả là một điều tàn nhẫn. Và cả hai bộ phim đều đang phản ánh hiện thực tàn khốc cần được chú ý và giải quyết.