Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Mình thấy một nụ cười có nhiều ý nghĩa. Nó có thể là nụ cười vu vơ, hồn nhiên, vui vẻ, hạnh phúc nhưng cũng có thể là sự mỉa mai, châm biếm hay là biến dạng của sự hắc hóa. Trong trường hợp của Smile (Cười) – bộ phim kinh dị do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, mình tin là bạn sẽ còn thấy một nụ cười quái dị hơn nữa. 

Bạn đang đọc: Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Smile (Cười) mang đến cho mình một trải nghiệm kinh dị khá ổn khi tạo được yếu tố hồi hộp, kịch tính nhưng bước đi sai lầm trong việc khám phá chấn thương đã khiến mình có chút hụt hẫng về bộ phim.

Smile (Cười) được thực hiện dựa trên bộ phim ngắn Laura Hasn’t Slept của Parker Finn. Theo mình tìm hiểu, trong Laura Hasn’t Slept, nhân vật chính từ chối việc ngủ vì khi nhắm mắt lại sẽ thấy người đàn ông mỉm cười xuất hiện trong giấc mơ. Parker Finn đã bám vào yếu tố này và mở rộng nó để tạo nên Smile (Cười). 

Câu chuyện trong Smile (Cười) xoay quanh việc Tiến sĩ Rose Cotter (Sosie Bacon thủ vai) – một nhà trị liệu gặp những ảo ảnh kỳ lạ tựa như một thực thể tươi cười đeo mặt nạ. Chỉ vì từng điều trị cho bệnh nhân có những biểu hiện lạ, thậm chí còn chứng kiến họ self-harm (thực hiện những hành vi cào cáu, tự làm hại chính mình), Tiến sĩ Rose Cotter đã dần bị kéo vào câu chuyện đó. 

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Tưởng chừng như chỉ là một trường hợp hy hữu cho đến khi một loạt bệnh nhân có biểu hiện tương tự đến khám, Tiến sĩ Rose Cotter mới cảm thấy sự bất ổn thật sự. 

Những thực thể đó đôi khi xuất hiện như những người Tiến sĩ Rose Cotter biết, đôi khi lại là những người hoàn toàn xa lạ. Nó làm cho sức khỏe tâm thần của Rose xấu đi và cô ấy bắt đầu nghĩ rằng mình bị nguyền rủa. Thế nhưng mình thấy cũng như nhiều bộ phim kinh dị tâm lý khác, những người xung quanh Rose không ai tin những lời kể kỳ quặc của cô cả

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Smile (Cười) là bộ phim tạo được chất kinh dị dày đặc. Mình thấy nó như tạo ra một cái bẫy, khiến nhân vật và cả người xem bị sụp hố, chìm vào một không gian ghê rợn. Càng đến các phần sau, mình thấy mức độ ghê rợn của Smile (Cười) càng tăng dần.

Smile (Cười) cũng rất biết cách đánh lạc hướng suy nghĩ của người xem. Nó dàn dựng mọi thứ vô cùng hoành tráng nhưng đôi khi lại gây bất ngờ với mình bằng những thứ không tưởng. Điều này mình nghĩ phần lớn đến từ cách xây dựng hình tượng thực tế đen tối quấn lấy Rose. 

Thực thể quấy rầy Rose có rất nhiều hình dạng, lâu lâu nó sẽ khiến mình bất ngờ vì sự biến hóa khôn lường của nó. Diễn biến của Smile (Cười) cũng có phần tăng tiến, vậy nên mình thấy 2 yếu tố này đã làm tăng tính hấp dẫn của bộ phim. 

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Một điểm mình ấn tượng với Smile (Cười) là cách thiết kế bối cảnh tạo được cảm giác trống trải, rợn ngợp khi bó mình trong một không gian rộng lớn. Thay vì quay bình thường, mình thấy có cảnh Smile (Cười) đã bắt đầu để góc máy nghiêng trước khi tự quay hoàn toàn ở chế độ xem lộn ngược. Những sự phá cách trong việc tạo dựng bối cảnh và setup máy quay của Smile (Cười) đã mang đến cho mình một trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn với những thước phim kinh dị. 

Mặc dù là phim thuộc thể loại tâm lý – kinh dị nhưng mình thấy Smile (Cười) cũng rất chú trọng vào mặt kỹ xảo. Khi biết Charlie Saroff đảm nhận phần kỹ xảo cho bộ phim thì mình không còn nghi ngờ gì nữa vì cái tên ông đã bảo chứng cho tất cả. Những kỹ xảo có phần kỳ quặc trong Smile (Cười) đều được làm dựa trên phong cách của Charlie Saroff. 

Bản nhạc của Cristobal Tapia de Veer cũng góp phần tạo nên sự bí ẩn, ma mị cho Smile (Cười) rất nhiều. Theo như mình được biết, Cristobal Tapia de Veer chính là người đứng sau, tạo nên sự thành công cho phần âm nhạc của bộ phim truyền hình Utopia. 

Tìm hiểu thêm: Kim So Yeon và những “thánh meme” Hàn gây sốt nửa đầu 2023

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Trước giờ không mấy ấn tượng với Sosie Bacon nhưng lần này mình phải dành lời khen ngợi cho vai diễn Tiến sĩ Rose Cotter của cô. Sosie Bacon diễn xuất chân thật đến nỗi khiến mình đặt niềm tin hoàn toàn vào những diễn biến tâm lý và hành vi của Rose. 

Cuộc đấu tranh, giằn vặt trong nội tâm của Rose cũng được thể hiện một cách tinh tế, ý nhị nhưng không kém phần dữ dội. Nỗi sợ hãi, lo lắng của Rose được thể hiện qua ánh mắt đầy cảm xúc và nụ cười quái dị của cô. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng đó là những gì mình cảm nhận được qua Smile (Cười). 

Khi sức khỏe tâm thần của Rose xấu đi, mình thấy Bacon cũng biết cách điều chỉnh cơ thể của cô ấy để thể hiện những sự suy yếu về mặt cảm xúc. Mình thấy rõ những trạng thái cảm xúc khác nhau của Rose từ một chuyên gia y tế thành một người phụ nữ bị chế nhạo tâm lý cho đến khi phục hồi sức khỏe.

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Mình thấy bản chất kịch bản của Smile (Cười) đã đủ kinh dị và thú vị, thế nhưng nó càng được nâng tầm qua diễn xuất vượt trội của Sosie Bacon. Sự cộng hưởng này đã tạo nên một Smile (Cười) chất lượng hơn. 

Tuy nhiên, Smile (Cười) vẫn có điểm hạn chế. Đây cũng là điểm mà mình thấy đa số phim kinh dị, tâm lý nào cũng khó chu toàn. Đó chính là lý giải về quá khứ của nhân vật và đi sâu vào bệnh lý của bệnh nhân. 

Mình ghi nhận nỗ lực trong việc đưa ra bình luận về sức khỏe tâm thần và đặc biệt là vấn đề tự kết liễu cuộc sống của Smile (Cười). Bộ phim cũng cho mình thấy sức ảnh hưởng của nó đến Rose và mẹ ruột của cô. Tuy nhiên, những chi tiết tưởng chừng như rất quan trọng này chỉ được nói thoáng qua và chưa đủ sức thuyết phục với mình. 

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

Cũng như một số bộ phim khác, Smile (Cười) chỉ dừng lại ở việc nói về những bệnh lý này ở mức độ vừa phải và có những thứ chưa đủ cơ sở khoa học. Sự chấn thương tâm lý của Rose chưa được xoáy sâu lắm trong khi nó là một chu kỳ tiếp nối, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, cuộc sống với những mối quan hệ và đời sống tinh thần của cô một cách nặng nề. 

Ở đêm cuối cùng, khi trực tiếp đối diện với những gì đang xảy ra với chính bản thân mình, mình thấy Smile (Cười) cũng không đào sâu được những tổn thương trong quá khứ của Rose. Vào thời điểm quan trọng nhất, Rose nhận ra rằng bản thân cô chưa bao giờ thực sự hạnh phúc, bộ phim đã thực sự kết thúc. Điều này đã gây cho mình sự tiếc nuối lớn.

Smile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vậtSmile – Cười: Kịch tính nhưng giá như đào sâu hơn về tâm lý nhân vật

>>>>>Xem thêm: Đặc Vụ Xuyên Quốc Gia: Hành động ổn, dàn nhân vật thú vị trừ phản diện

Tóm lại, mình thấy xét về mặt tổng thể, Smile (Cười) là bộ phim tâm lý, kinh dị khá mẫu mực và hầu như đều đạt ở mức ổn về tất cả mọi mặt. Chỉ là có những thứ cần sự nghiên cứu và đào sâu hơn thì phim vẫn chưa đáp ứng được. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *