Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Mình nghĩ có lẽ đã lâu rồi, kể từ sau It 2 mới có một bộ phim kinh dị nặng đô đến vậy, khiến cả rạp mình ngồi giật thon thót và phải hét thành tiếng. Smile (Cười) khai thác khía cạnh tổn thương tâm lý của tất cả các nhân vật trong phim, và cuối cùng là mang niềm tổn thương đó trở thành lời nguyền, lây lan cho chính mình.

Bạn đang đọc: Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Smile (Cười) khiến mình nhớ đến The Ring, It Follows Incantation. Mình nghĩ có lẽ bạn đã từng sởn gai ốc khi xem đoạn kết của Incantation, nghe tiếng tụng đoạn chú nguyền mà bạn tin rằng sẽ có thể rủa một vận xấu nào đó đến đời sống thực của bạn. 

Smile (Cười) cũng tung chiêu tương tự khi dựng câu chuyện lời nguyền về một thực thể cười mà người ta có thể dễ dàng vướng vào chỉ bằng cách nhìn người khác tự rời bỏ cuộc sống.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Được chấp bút và cầm trịch bởi Parker Finn, Smile (Cười) kể về Rose Cotter, một bác sĩ điều trị tâm lý cho vô số bệnh nhân, nhưng chính cô cũng gặp phải những lo âu tâm lý kể từ câu chuyện trong quá khứ. 

Cho đến một ngày khi Laura Weaver tiếp cận cô và tự kết liễu bản thân mình trước mặt Rose, khiến cô ngày một sang chấn và có những vấn đề nghiêm trọng. Từ đây hàng loạt bi kịch tai ương xảy ra xung quanh Rose, khiến cô buộc phải chạy đua với thời gian, tìm cách xóa bỏ lời nguyền ấy.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Mặc dù cá nhân mình đã xem nhiều tác phẩm khai thác yếu tố tâm lý thông những thước phim hù dọa, kinh dị, nhưng với Smile (Cười) cảm giác nó rất khác. Ở Smile (Cười), mình thấy được cách nhà làm phim đẩy dần mạch phim từ tĩnh lên động, từ nhẹ nhàng lên cao trào.

>>> Xem thêm: Smile – Cười: Ấn tượng với góc quay trong phim, rùng rợn và bí ẩn

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Với một đường dây được xây dựng chỉn chu như thế, mình nghĩ ắt hẳn quá trình lựa chọn và dàn dựng cùng nghiên cứu kịch bản của Parker Finn phải mất nhiều thời gian lắm đây! Smile (Cười) khai thác yếu tố PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) và mình thấy mọi thứ tập trung vào nhân vật Rose.

Đặc biệt chỉ với sự xuất hiện của Laura, Rose dường như mất ăn mất ngủ và hoàn toàn rơi vào bi lụy trong vòng 1 tuần, từ một cô bác sĩ điều trị cho người khác, nhưng lại trở thành bệnh nhân và cần đến chuyên gia Madeline.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Một điểm khác khiến mình ấn tượng với Smile (Cười), đó chính là mình thấy ngôn ngữ kể chuyện của đạo diễn không tạo nên cảm giác đại trà. Nhờ sự thông minh, khéo léo trong cách dẫn dắt, ông khiến người xem vô thức bị cuốn vào không khí căng thẳng theo trình tự tuyến tính của bộ phim. 

Smile (Cười) được mở đầu bằng một phân đoạn tái hiện lại quá khứ của Rose cùng sự việc liên quan đến người mẹ. Chuyển cảnh dẫn đến hiện tại và cô gặp Laura cùng hàng loạt vấn đề khác.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Tìm hiểu thêm: Diễn viên Thanh Hiền “phất” lên từ sau khi chia tay Gia Bảo

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Từ đây mình thấy được nhà làm phim đang cố gắng đưa ra nhiều bí mật liên quan đến nhân vật chính, và bóc tách dần thông qua lời nguyền nụ cười, nhưng thực chất là sự giằng xé trong tâm lý của cô khiến mình cảm nhận được bản thân đang đến rất gần với bí mật đằng sau sự kiện lạ lùng này.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Mặt khác với hàng loạt phim kinh dị, mình thấy jump-scare là một thứ không thể thiếu vì nó đánh thẳng vào chính tâm lý của mình. Smile (Cười) cũng không ngoại lệ, mình thấy bộ phim cài cắm nhiều phân cảnh hù dọa.

Nhưng đặc biệt là mình thấy đạo diễn không lạm dụng bằng những hình ảnh quỷ dị hay tràn lan các “siro đỏ” mà chính góc quay cùng âm thanh phải khiến mình dựng tóc gáy khi xem.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Mình còn nhớ đạo diễn vĩ đại Alfred Hitchcock nói rằng: “Phim kinh dị thành công khi tạo cho khán giả áp lực, tựa như thứ cảm giác họ phải trải qua mỗi khi bừng tỉnh từ cơn ác mộng”. Và mình thấy Smile (Cười) đã làm rất tốt điều này.

>>> Xem thêm: Em Yêu, Đừng Sợ: Phim kinh dị khai thác yếu tố tâm lý, xem “nặng đầu”

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

Cuối cùng, điều đáng khen nhất chính là diễn xuất của Sosie Bacon. Tuy rằng mình chưa hề biết nhiều về lịch sử diễn xuất của cô, nhưng với Rose Cotter, mình thấy Bacon đã lột tả được tâm lý đúng nghĩa “trần trụi” và “đen tối” nhất của một nạn nhân PTSD.

Smile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lýSmile – Cười: Bình cũ rượu mới về đề tài kinh dị tâm lý

>>>>>Xem thêm: Xếp hạng nam diễn viên Hàn được tìm nhiều nhất Google nửa đầu 2023

Nói tóm lại, cá nhân mình thì không có điểm nào để chê Smile (Cười). Dù cái kết của phim có phần dễ đoán, nhưng mình nghĩ nó lại khá hợp lý với nhân vật Rose, bộ phim như một cách chứng minh rằng những nỗi đau tâm lý có thể kiểm soát được, nhưng nạn nhân không thể làm nó biến mất hoàn toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *