Mặc dù không phải là fan hâm mộ của những bộ phim siêu anh hùng Nhật Bản nhưng Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đã khiến mình cảm thấy thích thú vì kỹ thuật tân tiến nhưng vẫn mang lại cảm giác hoài niệm với những bộ phim siêu nhân đời đầu.
Bạn đang đọc: Shin Ultraman: Kỹ thuật tân tiến nhưng vẫn mang lại cảm giác hoài niệm
Theo như mình được biết, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) là bộ phim thứ 37 trong loạt phim Ultraman. Đây được xem như bộ phim đánh dấu sự trở lại của Vũ trụ Siêu nhân Nhật Bản (SJHU). Nghe thì hoành tráng thế nhưng mình thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) khá gần gũi vì cũng một phần tái hiện lại tuổi thơ của mình.
Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) là một chuỗi những sự kiện xoay quanh SSSP – một tổ chức được thành lập với mục đích nghiên cứu và tìm ra cách xử lý những loài Kaiju (quái vật khổng lồ) đang xâm chiếm trái đất. Bên cạnh đó, loài người còn phải chịu sự tấn công của một số loài sinh vật khác như S-Class. Nhìn đâu cũng thấy những mối đe dọa, con người phải lập tức đi tìm cách để cứu lấy trái đất.
Trong tình thế nguy cấp đó, một Ultraman xuất hiện và tóm cổ con quái vật S-Class 7. Đó là một chiến công hiển hách, mang lại tia hy vọng sống sót cho những người dân nơi đó. Tuy nhiên, vì sơ suất, trong trận đánh đó, Ultraman đã khiến một thành viên trong tổ chức SSSP – Shinji Kaminaga thiệt mạng trong đau đớn.
Không muốn Shinji Kaminaga phải hy sinh vô ích, Ultraman đã thâm nhập vào cơ thể của anh để sử dụng danh tính Shinji thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình đó, Ultraman đã kết thân với một thành viên nữ của SSSP có tên là Hiroko Asami. Thế nhưng vì Hiroko không biết thân thế thật sự của Shinji nên khi vỡ lẽ ra sẽ kéo thêm hàng tá những phiền phức khác.
Đầu tiên, phải nói là lần trở lại này của Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) khiến mình khá hài lòng. Trước giờ mình vốn dĩ không thích lắm những bộ phim về siêu anh hùng nhưng lại làm cho thiếu nhi xem vì nội dung của nó thường rất đơn giản
Nhờ vào những tình tiết đan xen, chồng chéo, nói về những vấn đề của người lớn chứ không chỉ đơn thuần bó buộc trong phạm vi trẻ em, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đã khiến câu chuyện trở nên sinh động và thú vị hơn với mình. Hàng loạt những thông điệp về những vấn đề xoay quanh cuộc sống và cách mà nhân vật đối diện, giải quyết vấn đề đã cho mình nhiều bài học ý nghĩa.
Mình thích cách Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) cho nhân vật chính là một Ultraman trú ngụ trong cơ thể người. Thật ra điều này không quá mới, mình nghĩ là bạn cũng đã từng bắt gặp đâu đó motif này ở những bộ phim khác, ví dụ như Avatar. Thế nhưng mình thấy cái hay của chi tiết này ở Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) chính là khi được nương nhờ tại cơ thể đó, Ultraman đã có những phản ứng hóa học và tương tác với cơ thể khá tốt.
Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) không tô hồng hiện thực hay đề cao quá mức đến nổi tạo ra “hào quang nhân vật chính” như những bộ phim khác. Mình thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đã tạo nên một hình tượng siêu anh hùng đời thường mang những phẩm chất đáng ca ngợi.
Ultraman rất giàu tình thương và lòng trắc ẩn. Anh cũng có mắc lỗi sai, thế nhưng Ultraman luôn sẵn sàng sửa sai chứ không chối bỏ nó. Khi vô tình khiến Shinji Kaminaga đăng xuất, Ultraman đã biến thành anh để bù đắp lỗi lầm của mình. Chi tiết này mình thấy vừa thể hiện rằng Ultraman cũng chỉ là một người anh hùng bình thường, cũng mắc lỗi sai, vừa cho thấy cách xử lý cực kỳ khôn khéo của anh.
Tìm hiểu thêm: Đạo diễn Victor Vũ lấy mẹ làm cảm hứng để làm phim Người Vợ Cuối Cùng
>>> Xem thêm: Trailer Memento Mori – Đất: Bộ phim nặng ký về những người bệnh cận tử
Reboot (khởi động lại) từ bộ phim Ultraman đầu tiên ra mắt vào năm 1966, Shinji Kaminaga đã cho mình thấy sự vượt trội về mặt kỹ xảo của phim. Kỹ xảo của Shinji Kaminaga vừa tân tiến, hiện đại, hợp thời nhưng cũng thể hiện sự tri ân sâu sắc với phong cách làm phim thời Showa. Điều này được thể hiện qua sự tinh tế của góc máy cho đến tạo hình của các Ultraman và Kaiju.
Mình nhớ ngày xưa cứ hễ nhắc đến các bộ phim kaiju thời kỳ Showa, hay nói đơn giản, dễ hiểu hơn là phim siêu nhân đời đầu, lúc nào cũng bị đóng khung trong suy nghĩ là diễn viên sẽ mặc những bộ đồ bó và vác phụ kiện cồng kềnh để quay.
Thế nhưng bây giờ công nghệ CGI phát triển hơn thì diễn viên cũng đỡ cực hơn nhiều, vả lại còn chân thực hơn nữa. Nhưng mà mình thấy không thể phủ nhận rằng chính những kỹ xảo có phần hơi “thật trân” trước kia lại chính là thứ tạo nên tuổi thơ của mình. Lâu lâu xem lại mình vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi chứ không hề cảm thấy phèn chút nào.
Trong Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang), dường như các nhà làm phim đã nắm bắt điều này nên mình thấy lâu lâu cũng chen vào những kỹ xảo thời xưa để gợi nhớ lại tuổi thơ mặc dù mình biết rằng từ vai chính diện cho đến phản diện trong phim này đều được làm từ motion-capture.
Không chỉ thông điệp mà mình thấy phần hình ảnh của Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) cũng được thể hiện rất tốt. Ngoài yếu tố kỹ xảo mình vừa nói ở trên, những điểm còn lại như kỹ thuật quay và cách đặt góc máy, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đều khiến mình khá bất ngờ.
Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) có sự linh hoạt trong sự di chuyển góc máy tạo nên những khung hình sống động và bắt trọn khoảnh khắc thầm kín nhất của nhân vật. Bên canh đó cũng có những khung cảnh tạo nên sự đối lập giữa hai bên vô cùng xuất sắc.
Mình chỉ tiếc về mặt cốt truyện và nhịp điệu phim của Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang). Cốt truyện của Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) vẫn có phần dễ đoán so với mình. Nhịp phim Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang), mình thấy phân bố không đều. Mọi thứ đổ dồn gấp gáp vào đầu phim và thưa thớt gây cảm giác nhàm chán dần ở cuối phim đã làm giảm sức hút đáng kể cho Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang).
Mình thấy diễn xuất của dàn diễn viên trong Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) cũng không có gì quá nổi trội. Tuy nhiên, mình thấy nó vẫn tạm ổn để truyền tải thông điệp.
>>>>>Xem thêm: Ivanna – Hồn Ma Không Đầu: Jump-scare hiệu quả, diễn biến cực kỳ ổn áp
>>> Xem thêm: Mười – Lời Nguyền Trở Lại: Tưởng “xu” mà đậm nhân văn, đề cao tình bạn
Tóm lại, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) với mình là một bộ phim siêu nhân hiếm hoi truyền tải được những thông điệp ý nghĩa dành cho cả người lớn chứ không đơn thuần là dành cho trẻ em. Vẫn còn một vài điểm hạn chế ở mạch phim nhưng mình thấy tổng thể Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) vẫn tạm ổn.