Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Là bộ phim thuộc thể loại tâm lý – kinh dị, nói về những vấn đề đang diễn ra ở xã hội Hàn Quốc hiện đại, Contorted (Nhà Kho Chết Chóc) gợi nhớ cho mình đến một bộ phim cùng đề tài ra rạp trước đó là The Anchor (Bản Tin Chết). Cả hai cũng có khá nhiều điểm tương đồng ngẫu nhiên, nhưng nếu xét về độ lắt léo và căng thẳng thì mình thấy Nhà Kho Chết Chóc có phần hơi lép vế hơn một chút. Tuy nhiên, Nhà Kho Chết Chóc cũng làm được một điều là cho thấy sự xiêu vẹo và méo mó trong tâm lý con người như cấu trúc của căn nhà.

Bạn đang đọc: Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con ngườiNhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Nhà Kho Chết Chóc là câu chuyện xoay quanh lần chuyển nhà của gia đình Myung Hye (Seo Young Hee). Sau khi người chồng gặp trục trặc với công việc, người vợ thì ngày càng bị chứng bệnh tâm lý hành hạ, đến nỗi đã làm ra hành vi khiến bản thân phải hối hận suốt đời, họ quyết định chuyển đến một ngôi nhà mới để bắt đầu lại cuộc sống. 

Vào ngày đầu tiên dọn vào căn nhà đó, Myung Hye đã nghe thấy những tiếng động lạ trong nhà kho. Cô đã báo cho chồng mình nhưng anh ta phớt lờ chúng. Sau đó, những hiện tượng lạ cứ liên tục xuất hiện trong ngôi nhà. Một ngày, Myung Hye quyết định mở khóa chiếc nhà kho đó và những điều tồi tệ nhất đã xảy đến và bao trùm cả gia đình. 

Nhà Kho Chết Chóc đã làm được một điều, mặc dù không mới nhưng nó được nối kết với nhau để tạo nên sự hợp lý cho tính cách cũng như hành vi của nhân vật. Đó là gia đình Myung Hye, mỗi người đều đại diện cho một kiểu mẫu thành viên trong gia đình. Hoặc mình thấy là cũng sẽ có trường hợp, nguyên mẫu gia đình Myung Hye trùng khớp với một số gia đình khác ngoài đời thực. 

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con ngườiNhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Chồng Myung Hye theo như lời cô nói ở gần cuối phim, là một kẻ “bất tài, thiếu chính kiến”. Cũng chính vì vậy mà mặc dù ở độ tuổi tứ tuần, anh vẫn còn mối lo tài chính. Việc gia đình Myung Hye chuyển đi, một phần vì để quên đi những kỷ niệm đau buồn ở căn nhà cũ, phần nữa là vì không đủ điều kiện kinh tế. 

Quá khứ và lý do Myung Hye gặp vấn đề về tâm lý không được đề cập rõ lắm trong Nhà Kho Chết Chóc. Những gì mình có thể thấy được là cô bị bệnh tâm lý từ trước nhưng không được quan tâm, chăm sóc đúng nghĩa để hồi phục. Vậy nên căn bệnh đó ngày càng nặng hơn khiến cô trở nên bức bối, khó chịu và cuối cùng là bị “hắc hóa”, trở thành một con người “hoàn toàn khác”.

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Cô bé Hee Woo (Kim Bo Min), con cả trong gia đình lại là con nuôi. Đây cũng là nhân vật khiến mình ấn tượng nhất phim. Hee Woo không có quá nhiều lời thoại, nhưng chính ánh mắt của cô bé đã biểu lộ được tất cả. Những lần cố kìm nén nỗi sợ và trả lời “con ổn” của Hee Woo thật sự khiến mình cảm thấy chạnh lòng. 

Hee Woo được Myung Hye nhận nuôi từ khu nhi viện chỉ với lý do đơn giản là vì cô bé có đôi mắt đẹp. Lý do sâu xa hơn và vì sao Myung Hye lại thay đổi cách hành xử với Hee Woo thì trong Nhà Kho Chết Chóc không đề cập đến nên mình cũng chưa rõ về điều này. 

Điều mình có thể thấy là chính vì phải chứng kiến quá nhiều điều tồi tệ trong gia đình: bố mẹ cãi nhau, những hành động kỳ lạ của mẹ, sự thiếu vắng tình thương,…nên Hee Woo dần trở nên trầm tính và cũng có dấu hiệu của bệnh tâm lý. Bất kỳ chuyện gì xảy ra, Hee Woo đều chỉ biết cam chịu, chỉ trả lời rằng: “Con ổn. Con không sao. Con xin lỗi.”

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con ngườiNhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Dong Woo là con thứ và cũng là đứa con trai duy nhất trong gia đình. Mặc dù là con ruột nhưng Dong Woo cũng không được ba mẹ quan tâm, chăm sóc. Ba thì mải mê với công việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Mẹ thì ngày càng bất ổn về mặt tâm lý và đôi lúc khiến các con cảm thấy sợ hãi. Chính vì thế Dong Woo chỉ biết cắm đầu vào chơi game để khuây khỏa. 

Dong Woo cũng rất ít khi xuất hiện và mỗi lần xuất hiện cũng chỉ là lướt qua, không tác động gì vào mạch phim ngoài việc “cản đường cản lối” một vài chỗ. Vậy nên cá nhân mình thấy nhân vật này có phần hơi thừa. 

Nhân vật cô hàng xóm kỳ quặc xuất hiện là điều khiến mình cảm thấy có nhiều chỗ bắt đầu đi vào lối mòn. Cô hàng xóm này ngay từ đầu đã có đôi mắt và những biểu cảm vô cùng quái dị, mới nhìn vào đã biết có điều gì đó không bình thường nhưng Myung Hye lại không nhận ra. Sau đó cô ấy dần đánh vào những nỗi sợ để thao túng tâm lý và khiến Myung Hye nghe theo lời mình.

Tìm hiểu thêm: Cù Lao Xác Sống: Cái kết là điểm “chí mạng”, gây hoang mang tột độ

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con ngườiNhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Mặc dù điều này cũng hợp lý nhưng nó lại diễn ra một cách dễ dàng quá nên khiến mình chưa cảm thấy thỏa mãn. Chỉ với vài câu nói đánh vào “tim đen” của Myung Hye, cô đã dường như mất đi lý trí và bị thao túng hoàn toàn. Với chồng của Myung Hye cũng vậy, anh cũng vì tò mò và đi vào nhà kho để rồi biến chất một cách nhanh chóng. Vậy nên mình không cảm nhận được sự chuyển biến tâm lý rõ rệt ở những nút giao quan trọng này. 

Kịch bản của Nhà Kho Chết Chóc không mới. Nó cũng chỉ dùng một câu chuyện nền kinh dị để nói về căn bệnh tâm lý và những vấn đề diễn ra trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. Theo như mình thấy thể loại này trong những năm gần đây, Hàn Quốc cũng tâm trung khai thác khá nhiều. Bộ phim gần đây nhất là Bản Tin Chết cũng được làm khá ổn tuy nhiên lại không được đón nhận nhiều cho lắm. 

Nếu như Bản Tin Chết nói về sự kỳ vọng và áp lực mà gia đình, đặc biệt là những ông bố bà mẹ đặt lên con cái thì Nhà Kho Chết Chóc lại đi sâu vào áp lực kinh tế và nỗi lo chu toàn trong việc nuôi dạy con của bố mẹ thời hiện đại. 

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

The Anchor (Bản Tin Chết)
Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Nhà Kho Chết Chóc cũng đề cập đến vấn đề dùng con nuôi để thực hiện âm mưu. Cụ thể, hai chủ trước của căn nhà mà gia đình Myung Hee ở đều có những đứa con nuôi. Và dường như, mẹ chúng đều toan tính một điều gì đó. Những người phụ nữ này mua trước bảo hiểm nhân thọ và “thuốc” chồng con mình.

Tất nhiên là khi những người mua bảo hiểm gặp vấn đề, người thân của họ sẽ nhận được tiền bồi thường. Mình nghĩ đó cũng là lý do mà những người mẹ này nhận con nuôi và nhẫn tâm làm điều đó. Tuy nhiên, vì sao những người phụ nữ này cũng ra đi thì lại không được đề cập đến. 

Điều này chỉ được vỡ lẽ ra ở cuối phim và chưa được làm rõ nên mình thấy khá tiếc. Những ý trên cũng chỉ được thuật lại qua lời kể và chưa đi sâu vào nên nó chưa đủ sức nặng với mình. 

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Cả hai bộ phim cũng có một điểm chung đó là tạo ra một khu vực đặc biệt như thể khi bước vào đó là phải đối diện với những suy nghĩ thật nhất của mình. Với Bản Tin Chết, nơi đó là căn hầm nơi mẹ của Sera tự kết thúc sinh mệnh. Còn với Nhà Kho Chết Chóc, đó là nơi Myung Hee có thể lột bỏ lớp mặt nạ mình đang đeo và để cho những suy nghĩ xấu xa lên tiếng. 

Mặc dù có thể làm tốt ở một vài phân cảnh về tâm lý nhân vật nhưng cả Bản Tin Chết Nhà Kho Chết Chóc đều mắc phải một lỗi khiến càng về sau, phim càng khiến mình có cảm giác đầy tính sắp đặt. Đó là đến khi gỡ rối cho câu chuyện, cả hai bộ phim đều chọn cách đi theo đường mòn. Tưởng chừng như có thể tạo ra một câu chuyện mới mẻ thì Bản Tin ChếtNhà Kho Chết Chóc đều “quay xe” chọn đi đến một cái kết an toàn để hợp lý hóa câu chuyện. 

Dù khai thác về vấn đề tâm lý nhưng Nhà Kho Chết Chóc chỉ cho mình thấy được tiến triển một cách sơ sài rồi vội vàng đi đến kết thúc, còn nguyên do dường như là giấu nhẹm đi. Chính vì vậy, càng về sau mình càng thấy thiếu đi tính thuyết phục.

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

The Anchor (Bản Tin Chết)
Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người
The Anchor (Bản Tin Chết)

Cái kết của Nhà Kho Chết Chóc khiến mình có chút thất vọng vì tưởng đâu có thể kết thúc câu chuyện này tại đây nhưng lại đi theo kết cấu vòng lặp. Suy lại từ hai đời chủ trước của căn nhà này, mình nghĩ người đứng đằng sau tất cả là người vợ của gia đình đầu tiên. Vì ham tiền đền bù bảo hiểm mà rắp tâm hãm hại chồng con. Sau đó, linh hồn của tất cả bọn họ sẽ ẩn náu trong ngôi nhà chờ để thao túng, sai khiến những người vô tội tiếp theo. Và khi đã “hắc hóa” thành công, những người đó sẽ thế chỗ của họ và cứ thế tiếp tục một vòng lặp không lối thoát. 

Như cái kết của Nhà Kho Chết Chóc, sau khi cả người bố và người mẹ của gia đình ra đi. Không biết vì lý do gì, mình nghĩ có thể là do sốc hoặc do phải tận mắt chứng kiến và chịu đựng quá nhiều tổn thương nên tâm lý Hee Woo dần yếu đi. Cuối cùng cũng bị thao túng và trở thành kẻ xấu. Một phần cũng bởi vì dù gì đi nữa, cũng phải có một linh hồn xấu xa chiếm lấy thể xác của một người nào đó để tiếp tục hành vi đó. Điều đặc biệt chính là người đó cũng phải có vấn đề về tâm lý. Vậy nên khi cả bố và mẹ không còn nữa, Hee Woo là người được chọn cũng là điều dễ hiểu. 

Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

>>>>>Xem thêm: Những nam chính đình đám phim Hàn chọn mãi mới được diễn viên đóng

Tới đây thì Nhà Kho Chết Chóc cho mình một cái kết mở vì mọi chuyện chưa kết thúc nhưng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo thì không có gì để căn cứ vào. Tuy nhiên cá nhân mình lại không thích cái kết này cho lắm vì mình nghĩ không nên lôi trẻ con vào những câu chuyện thao túng như thế này, nhất là có liên quan đến những hành vi xấu. 

Tạo được tiền đề ổn để khai thác câu chuyện nhưng càng về sau Nhà Kho Chết Chóc lại cho mình thấy phim có phần hơi đuối và bơi trong câu chuyện của chính mình. Quanh đi quẩn lại cũng lại quay về lối mòn quen thuộc và có một số chỗ chưa phù hợp, chưa logic. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *