Câu chuyện của Missing bắt đầu khi June cùng mẹ cô chuyển đến sống tại Los Angeles sau khi cha cô qua đời. Vì đang ở trong độ “tuổi nổi loạn”, lại không vui vì mẹ có bạn trai mới, cô ngày càng lạnh nhạt với mẹ mình. June dành hầu hết thời gian để ngồi trước màn hình máy tính, hoặc tiệc tùng, trò chuyện với bạn bè.
Bạn đang đọc: Missing: Ấn tượng, hồi hộp theo nữ chính
Biến cố ập đến khi mẹ cô mất tích trong chuyến du lịch với bạn trai bà. Dù kêu gọi được nhiều sự trợ giúp, nhưng June Allen vẫn quyết tâm tự thân điều tra dấu vết của mẹ bằng cách sử dụng những thiết bị công nghệ cao.
Với tiết tấu dồn dập liên tục, kịch bản cùng nhiều pha “quay xe” cực gắt đã khiến nhiều người phải ngã ngửa khi xem. Các nút thắt cao trào được đẩy lên tạo nên nhịp phim nhanh đúng chất thể loại “giật gân”, phá án. Có thể nói, trừ khoảng giới thiệu bối cảnh ở đầu phim, Missing khiến khán giả khó có thể rời mắt khỏi màn hình vì chỉ cần bỏ lỡ vài giây là sẽ mất đi tình tiết quan trọng.
Tìm hiểu thêm: Lê Tô Tô, An Ni và dàn nữ chính chán nhất màn ảnh Hoa ngữ nửa năm qua
Điều quan trọng khiến bộ phim trở nên thu hút, đặc biệt đối với thế hệ gen Z ngày nay đó là nhà làm phim đã sử dụng thủ thuật sáng tạo, độc đáo để làm nên bộ phim. Dùng phong cách “screenlife” để tạo nên cả quá trình phá án của June. Chính vì vậy, những mặt tối và mặt sáng của công nghệ ngày nay được cân bằng rõ ràng trong phim.
>>>>>Xem thêm: Những công nghệ có trên bộ giáp Black Panther (P.1)
Không chỉ vậy, bằng cách để hình tượng gen Z là cô gái tuổi teen trong vai trò chính cũng cho thấy tầm quan trọng của thế hệ này trong xã hội ngày nay, mang lại nhiều sự phá cách cho dàn nhân vật.