Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng là tác phẩm điện ảnh kinh dị mới nhất của Nhật Bản. Quả thật không sai khi mình đánh giá xứ hoa anh đào luôn biết cách tạo sự tò mò “rón rén” khiến mình cứ bị cuốn vào tình tiết phim một cách kỳ lạ, và Kisaragi cũng không ngoại lệ.

Bạn đang đọc: Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Truyền thuyết đô thị có lẽ là chủ đề được khai thác nhiều nhất trong những năm gần đây của nhiều nhà làm phim. Một lần nữa, dựa trên câu chuyện có thật vào năm 2004 trên diễn đàn 2chan, Kisaragi xoay quanh câu chuyện khám phá về “vùng đất ảo” của cô nữ sinh ngành văn hóa dân gian năm cuối – Tsutsumi Haruna. 

Bởi tính hiếu kỳ cũng như tham vọng hoàn thành quyển luận án cuối cấp, cô tìm đến nạn nhân sống sót duy nhất sau khi tham gia thế giới ảo từ Kisaragi – cô giáo Junko Hayama. Tuy nhiên “tò mò hại mất con mèo”, vô tình đã đẩy Haruna vào lãnh địa của những thứ mà mình cho nó là “khó gọi thành tên”.

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Nói về điểm cộng, điều khiến mình ấn tượng với tổng thể bộ phim đó là việc nhà làm phim cực kỳ liều lĩnh khi chọn lối kể ở ngôi thứ nhất trong giai đoạn đầu khi nhân vật Haruna tiếp cận với câu chuyện từ cô giáo Hayama. 

Bởi nửa thời lượng đầu phim, mọi thứ đều được đặt qua góc nhìn của nhân vật Hayama, đồng thời mọi động thái, cử chỉ của cô đều khiến góc quay buộc phải chao đảo theo. Chính vì vậy mình nghĩ nếu những ai không quen xem một bộ phim được kể lại dưới góc nhìn này sẽ cảm thấy khó chịu.

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Hơn nữa cả thời lượng đầu là việc nhà làm phim thuật lại cả diễn biến từ góc nhìn của nhân vật Hayama nên việc lê thê, dàn trải là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ngay sau khi kết thúc giai đoạn này, mình thấy nhà làm phim tiếp cận ngay với câu chuyện của Haruna, mặc dù lần này góc nhìn được mở rộng và bao quát hơn.

>>> Xem thêm: Ivanna – Hồn Ma Không Đầu: Jump-scare hiệu quả, diễn biến cực kỳ ổn áp

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Điểm bất ngờ chính là Haruna biết trước mọi thứ sẽ xảy ra như cách mà cô giáo Hayama tiếp cận với Kisaragi, và cô chọn cách tác động, làm thay đổi mọi trật tự sẵn có, để tiến trình và kết quả có sự biến đổi mà ngay cả mình cũng không thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra sau cùng.

Mặt khác mình thấy việc nhà làm phim tạo nhiều cách tiếp cận người xem ở góc nhìn thứ nhất hay góc nhìn khác, phần nào khiến trải nghiệm điện ảnh có phần thú vị và đa dạng hơn, như thể đạo diễn dắt tay mình đi qua từng cửa ải của một bộ game nào đó.

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa thần tiên và yêu tinh Tây Du Ký với phim bây giờ

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Thứ hai, chính là việc Kisaragi giữ ổn định nhịp điệu của phim, tính chất kinh dị không hề được thể hiện qua những “vị khách áo trắng” ghé thăm, hay lâu lâu có những “thần thánh” nào đó đột ngột xuất hiện làm những pha jump-scare “hú hồn”. 

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Mà chính là âm thanh và bối cảnh tại Kisaragi, tiếng trống Taiko tuy chỉ vang lên ở những thời điểm sinh vật nào đó sắp nuốt chửng các nhân vật, nhưng chính bối cảnh hiu quanh, pha chút xanh đầy “ớn lạnh”. Nó vô tình tạo cảm giác khiếp đảm khiến mình phải “lạnh sống lưng” khi tưởng tượng bản thân tham gia cuộc chơi này.

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Thứ ba, đó là cách diễn xuất của nữ chính Yuri Tsunematsu, không hề cường điệu hay ô dề, cô vẫn giải quyết mọi thứ như thể bản thân đã nhập cuộc vào trò chơi chứ không hoàn toàn là nhân vật Haruna. Mình thích nét diễn của cô, bởi mọi thứ cô làm gọn gàng, không đẩy mọi thứ đi quá xa như những diễn viên khác: Rui Kihara, Raiga Terasaka…

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Nữ diễn viên Sato Eriko cũng vậy, đảm nhận vai diễn cô giáo Junko Hayama, cô vừa thể hiện sự đau thương của một người giáo viên khi biết tin học trò mình phải hy sinh, và vừa thể hiện sự bí ẩn, nguy hiểm của một người phụ nữ sẵn sàng dùng tính mạng người khác để đổi lấy sinh mệnh cho học trò của mình.

Mình nghĩ có thể nói thành công của những bộ phim kinh dị Nhật Bản nằm ở việc họ truyền tải câu chuyện theo cách bí ẩn, khiến mình luôn phải tò mò và muốn biết đó là điều gì. Song song đó là lối diễn xuất với gương mặt châu Á của những diễn viên xứ hoa anh đào, chính ánh mắt của họ luôn khiến mình phải “sởn da gà” mỗi khi họ khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật.

>>> Xem thêm: Cù Lao Xác Sống: Cái kết là điểm “chí mạng”, gây hoang mang tột độ

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phimKisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

Điểm duy nhất mà mình nghĩ Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng cần cải thiện đó là kỹ xảo “3 xu” của nhà làm phim. Mặc dù phim mang đậm màu sắc kỳ bí, nhưng những màn tấn công, ẩu đả trong phim để văng tung tóe các “huyết thanh” khiến mình thấy nó chẳng khác gì một phiên bản game đúng nghĩa.

Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Kỹ xảo “3 xu” là điểm hạn chế của phim

>>>>>Xem thêm: Giải mã cái kết Đảo Độc Đắc – Tử Mẫu Thiên Linh Cái

Đánh giá chung, cá nhân mình cảm thấy Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng là một phiên bản tả thực gần giống với mẩu chuyện gốc được truyền tai nhau ở trên diễn đàn. Mặc dù kỹ xảo vẫn còn hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng bầu không khí phim u ám, cảm giác bức bối từ những lần hù dọa làm mình “hú hồn” liên tục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *