The Pope’s Exorcist dựa trên cuộc đời và những cuốn sách của Cha Gabriele Amorth, người từng là trưởng nhóm trừ tà cho Vatican vào những năm 1980. Phim vay mượn từ những câu chuyện về ngôi nhà ma ám đã thống trị những năm 2010, bối cảnh của những năm 80 và thậm chí “tạo ra” những đứa trẻ bị quỷ ám từ Stranger Things. Phim “vũ khí hóa” tôn giáo như một phương tiện để kích động khán giả sợ hãi – chi tiết gợi nhớ đến Drag Me to Hell. Ngoài ra, mình thấy tác phẩm cũng sao chép rất nhiều từ The Exorcist với chi tiết một đứa trẻ bị quỷ ám hét lên những điều rùng rợn.
Bạn đang đọc: Khắc Tinh Của Quỷ: Phim kinh dị trừ tà cũ kĩ, sáo mòn
Cha Gabriele Amorth (Russell Crowe) là mục sư trừ tà do Giáo hoàng chỉ định cho Vatican. Nhưng ông không phải là một nhà trừ tà thông thường. Ông lái một chiếc Vespa và không ngại kéo ghế trò chuyện với đứa trẻ bị quỷ ám. Bộ phim mở đầu bằng cảnh ở Ý vào cuối những năm 1980, khi đối phó với Satan. Amorth sử dụng sức mạnh của Chúa (hoặc Công giáo) để trục xuất linh hồn quỷ dữ. Các phương pháp của Cha bị lên án bởi Vatican. Amorth phải hợp tác với một linh mục trẻ hơn (Daniel Zovatto) để tiêu diệt Satan và mọi âm mưu của hắn.
Các nhân vật khác gồm: Julia (Alex Essoe) vừa chuyển cô con gái tuổi teen nổi loạn Amy (Laurel Marsden) và cậu con trai bị câm và bị chấn thương tâm lý là Henry (Peter DeSouza-Feighoney) đến một lâu đài đồ sộ đáng sợ ở Vùng quê Tây Ban Nha. Căn nhà này là của người chồng đã mất của cô đã để lại cho họ.
Những màn dọa nạt với các con quái vật đáng sợ không hề gây thú vị. Đạo diễn Julius Avery chỉ lặp đi lặp lại những hình ảnh kinh dị chung chung: như bộ xương, hình vẽ đáng sợ… Tất cả đều đem đến cảm giác không chân thực.
Phần hoá trang cho những người bị ám khiến họ trông giống như tiêm botox hỏng và CGI thì “giả trân” như trong các phim quái vật của những năm 2010: với đôi mắt đen, khuôn miệng rộng ngoác. Bộ phim cố gắng đưa vào quá nhiều tình tiết phụ và bối cảnh tôn giáo đến mức không có thời gian để xây dựng một màn hù dọa hợp lý.
The Pope’s Exorcist như thể bước ra từ thể loại kinh dị vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010. Đó là thời kì mà hình ảnh đáng sợ được ưu tiên hơn các nhân vật và cốt truyện. Tôn giáo bị lạm dụng để câu khách và phụ nữ bị coi là kẻ lệch lạc. Tiêu biểu là cảnh Henry (bị quỷ ám) sờ soạng “đôi gò bồng đảo” của mẹ mình, lên án bà không cho cậu bú sữa gây tranh cãi.
Tìm hiểu thêm: Từng Thiếu Niên: Khó thu hút khán giả vì những lỗ hổng lớn
Những người phụ nữ trong câu chuyện trở thành công cụ và chỉ có chức năng làm mẹ. Đàn bà hét lên những lời tục tĩu khi bị quỷ ám như “Con quỷ đã “làm tình” với tôi đêm qua“, và chẳng có mảnh vải che thân mà không có lý do gì. Cha Amorth thậm chí còn tạo ra một tiếng động vật kỳ lạ với một nhóm các Nữ tu như thể họ đang dỗ dành những đứa trẻ sơ sinh.
The Pope’s Exorcist là một bộ phim lỗi thời, khi cố tình gieo rắc những nỗi kinh hoàng theo chủ đề tôn giáo không có chiều sâu hoặc các thông điệp đạo đức để gây sốc kèm hình ảnh “đáng sợ”.
Russell Crowe đem nhiều niềm vui khi đóng vai người trừ tà. Tài tử phải nói bằng tiếng Ý hoặc tiếng Anh có giọng Ý xuyên suốt. Nam tài tử cố gắng thêm chút hài hước vào những khoảnh khắc u ám hơn nhưng nó quá lạc lõng với bối cảnh của cảnh phim. Khi Henry bị quỷ ám gầm gừ với Amorth “Tên tôi là cơn ác mộng”, thì Amorth nói rằng “Cơn ác mộng của tôi là Pháp vô địch World Cup“. Ralph Ineson lồng tiếng cho ác quỷ Asmodeus, và Franco Nero thủ vai Giáo hoàng gây ấn tượng.
Tác phẩm là chứng thực cho sự nghiệp đáng ngờ của Cha Gabriele Amorth ngoài đời thực, người tuyên bố đã thực hiện hơn 70.000 lần trừ tà trong suốt sự nghiệp của mình, chủ yếu là phụ nữ – những người mà ông tin là dễ bị tổn thương hơn đàn ông vì “Ma quỷ muốn lợi dụng họ để tấn công đàn ông như Ê-va đã làm với A-đam”.
>>>>>Xem thêm: Tân binh là “con nhà nòi”: Con trai cố NSND Hoàng Dũng giống bố
The Pope’s Exorcist đem đến hoài nghi nhất định vì kể câu chuyện hư cấu về giáo hoàng. Tác phẩm trở nên lỗi thời và nặng nề trong việc truyền tải những thông điệp chính thống về con người và tôn giáo.