Nếu ở Việt Nam có Hai Phượng không ngại bôn ba khắp nơi để tìm tung tích đứa con gái, thì tại xứ kim chi có một trung sĩ Yoon So Eun (Lee Jung Hyun) cũng làm điều tương tự, thậm chí không ngại xuống tay với kẻ phản diện. Để có thể hiểu rõ thêm về Giới Hạn Truy Lùng, bộ phim hành động mở màn cho mùa thu năm nay, mọi người thử đọc bài rì viu của Bánh Đúc nhé.
Bạn đang đọc: Giới Hạn Truy Lùng: Hồi hộp, kịch tính, có ý nghĩa thời đại
Giới Hạn Truy Lùng là tác phẩm điện ảnh mới nhất của Hàn Quốc được cầm trịch bởi đạo diễn Lee Seung Joon, bộ phim dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Kiroi Jou của Hisashi Nozawa – nhà biên kịch kiêm tiểu thuyết gia người Nhật Bản, người được biết đến với bộ phim Violent Cop của đạo diễn Takeshi Kitano.
Khi chuyển thể thành phim, đạo diễn Lee Seung Joon đã kết hợp thêm những chất liệu được tổng hợp từ các tài liệu về các vụ án liên quan, có thật tại Hàn Quốc để tác phẩm vừa đậm tính điện ảnh, vừa phản ánh đúng các sự kiện diễn ra ngoài đời thật.
Và quả thật, Giới Hạn Truy Lùng khiến mình phải bất ngờ với những pha xử lý tình huống cực kỳ thông minh của nhân vật Yoon So Eun. Hơn nữa, mình thấy nhà làm phim vẫn biết cách tạo cho mình ấn tượng tốt với dàn phản diện, bởi chúng quá thông minh và mưu mẹo.
Giới Hạn Truy Lùng có thể nói là một tác phẩm không chỉ đơn thuần mang tính đấu trí giữa các nhân vật, mà là còn cho mình thấy cách yêu thương con cái giữa những người mẹ.
>>> Xem thêm: Cù Lao Xác Sống: Cái kết là điểm “chí mạng”, gây hoang mang tột độ
Mình nghĩ có lẽ chính tựa phim vô tình khiến nhiều người chưa thể biết đến vấn đề thật sự của bộ phim là gì, Giới Hạn Truy Lùng, đọc vào mình thấy mọi thứ khá chung chung, chưa nêu bật được vấn đề chủ chốt của các vụ án trong phim.
Câu chuyện phim bắt đầu với nhân vật Yoon So Eun, vì từng mắc lỗi trong vụ án trước nên cô bị giáng chức xuống làm cảnh sát phòng An sinh Xã hội. Với đồng lương ít ỏi, sáng làm nhân viên công chức, tối phải đi bán mỹ phẩm online kiếm thêm thu nhập cho con trai và mẹ già.
Một vụ án liên quan đến việc các đứa trẻ biến mất bí ẩn, điển hình là con gái của một gia đình khá giả, kẻ chủ mưu đòi tiền chuộc với mức 300 triệu won. Nhưng sau khi tên ấy gọi điện tống tiền, vì quá sốc nên người mẹ phải nhập viện, buộc trung sĩ Yoon phải đóng giả. Kế hoạch sau đó bị bại lộ kỳ lạ, khiến hắn đưa ra yêu cầu nhắm vào cô và đứa con trai.
Mình thấy tưởng xây dựng Giới Hạn Truy Lùng hoàn toàn không mới, thậm chí những màn rượt đuổi quá quen thuộc với những mọt phim thích tìm đến cảm giác “săn đuổi” như mình.
Nhưng dưới sự khai thác của Lee Seung Joon, bộ phim khiến Bánh Đúc thấy chẳng cần gì nhiều đến các phương tiện di chuyển như Hollywood thường làm, cũng không nhất thiết tiêu tốn quá nhiều máy móc, thiết bị để xây dựng một siêu phẩm. Những chất liệu cực kì đơn giản nhưng lại tận dụng triệt để mang đến sự mới mẻ trong cách làm phim dựa trên một ý tưởng cũ kĩ.
Tìm hiểu thêm: Góp mặt trong tên phim, thế nhưng Wasp lại siêu mờ nhạt ở Ant-Man 3
Sẽ chẳng có gì đáng bàn luận nếu nạn nhân là một người trưởng thành. Tuy nhiên mọi thứ lại đổ dồn vào các nhân vật nhí, những trẻ em chính là mục tiêu cuối cùng của bọn phản diện. Mình thấy rõ, Giới Hạn Truy Lùng tạo ra tình huống căng thẳng, dồn dập liên tục ở nửa thời lượng đầu phim, đẩy dàn nhân vật chính nghĩa của chúng ta vô một thế bí, nhằm đánh lạc hướng, đòi hỏi liên tục và đưa ra những yêu cầu vô thưởng vô phạt để cứu đứa trẻ.
Giới Hạn Truy Lùng bắt đầu mọi thứ với hàng loạt vụ án. Điều đó đẩy nhịp phim tăng tốc liên tục, khiến mình cảm nhận bộ phim hoàn toàn đưa mình vào cuộc điều tra của những cảnh sát. Chính vì vậy, ngay từ đầu, mình đã hoàn toàn bị cuốn vào mạch phim bởi sự sắp xếp có chủ đích của đạo diễn.
>>> Xem thêm: Giải mã cái kết phim Ivanna: Hồn Ma Không Đầu
Mình thích cách nhà làm phim đưa yếu tố thời đại vào tác phẩm bằng ngôn ngữ điện ảnh. Có thể thấy, Giới Hạn Truy Lùng tuy không mang nặng tính chính trị xoay quanh việc buôn bán trẻ em, nhưng với cách dựng phim cũng như những màn rượt đuổi đầy thử thách, khiến trung sĩ Yoon một phen đau đầu để đến được sào huyệt của bọn phản diện. Rõ ràng mình thấy điều này không hề dễ.
Phim sử dụng góc máy đa dạng, cảnh toàn – trung – cận được lựa chọn kỹ càng và có dụng ý riêng. Có những cảnh máy quay đi theo chân nhân vật, tạo độ rung lắc vừa phải khiến mình cảm thấy rất chân thật.
Mặt khác, mình thấy Giới Hạn Truy Lùng cũng lồng ghép khá nhiều vấn đề về tình cảm gia đình. Đặc biệt ở tuyến phản diện, bộ đôi chị em Hye Jin (Moon Jeong Hee) và Joon Yong (Park Myoung Hoon) vẫn được nhà làm phim khai thác câu chuyện gia đình, mặc dù mình đánh giá không sâu sắc.
Điểm mình thấy hay nhất ở Giới Hạn Truy Lùng là tạo được không khí hồi hộp, căng thẳng vô cùng tốt. Điều này phần lớn đến từ âm thanh của phim. Âm thanh được lồng ghép vào các cảnh quay vô cùng hợp lý và như “thay” nhân vật diễn tả cảm xúc của mình lúc đó.
>>>>>Xem thêm: Lâm Phong – Lâm Hạ Vy và những cặp anh chị em khuấy đảo TVB
Tóm lại, mình thấy Giới Hạn Truy Lùng là một bộ phim khá ổn nếu so với mặt bằng chung những phim ra rạp tuần này. Dù được mệnh danh là “Hai Phượng phiên bản Hàn”, nhưng tính gay cấn của bộ phim khiến mình thấy được chất điện ảnh Hàn Quốc được gợi lên trong đó, hơn nữa bộ phim còn mang ý nghĩa thời đại, cực kỳ văn minh.