Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

Sisu: Già Gân Báo Thù xoay quanh Aatami Korpi (Jorma Tommila), ông sống ở vùng hoang dã của vùng Lapland của Phần Lan vào cuối Thế chiến thứ hai. Aatami dường như luôn trốn tránh thế giới xung quanh mình. Khi máy bay chiến đấu bay thấp trên đầu với tiếng gầm rú, Aatami giả vờ không nghe thấy gì và tiếp tục tìm kiếm mỏ vàng. Phần đầu, mình thấy tác phẩm dùng phòng cách quay slow-motion hòa trộn với phần nhạc nền bi tráng để khắc họa kĩ lưỡng những “vết thương” trận mạc lẫn tâm hồn của Aatami. Và rồi 15 phút mở màn hoàn toàn không có thoại, chỉ có nhạc, âm thanh của súng, đạn, máy bay trực thăng…. Ngoài ra, thân hình săn chắc, cường tráng của nam diễn viên Jorma Tommila khiến khán giả thích thú. 

Bạn đang đọc: Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

Khi Sisu kiếm được vàng, chúng ta thấy niềm vui le lói trong người ánh mắt người đàn ông lẻ loi. Trong một tiếng rưỡi thời lượng còn lại, đạo diễn Helander cho thấy Sisu giống “John Witch thời chiến” khi ông tiêu diệt một cách có hệ thống những kẻ cản đường ông.

Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

Khi Aatami gặp đội tuần tra của Đức Quốc xã do SS Obersturmführer Bruno Helldorf (Aksel Hennie) chỉ huy, kịch tính câu chuyện bắt đầu. Lấy bối cảnh năm 1944, Đức Quốc xã nếm mùi bại trận, Helldorf và đồng bọn biết rằng ngày tận thế của chúng đã gần kề. Chúng nhìn thấy vàng của Aatami và nảy sinh lòng tham, chiếm đoạt cải sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, Aatami không phải là người bình thường. Người đàn ông lớn tuổi này tiêu diệt toàn bộ nhóm lính Đức Quốc xã.

Đạo diễn Helander miêu tả trận chiến của Atami với kẻ thù theo cách rất bạo lực và gây sốc. Chẳng hạn như cảnh khi đám lính Đức quốc xã phải đi qua một bãi mìn. Chúng đều không tránh khỏi thảm cảnh thịt nát xương tan. Hoặc khi Aatami phải băng bó vết thương theo kiểu sởn gai ốc, ông đổ xăng dầu lên vết thương để sát trùng.

Tìm hiểu thêm: Avatar: Kỹ xảo đẳng cấp, sau 13 năm xem lại vẫn thấy hợp thời

Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

Aatami là một người không thể ngăn cản, người có thể tìm ra lối thoát cho bất kỳ tình huống ngặt nghèo nào xảy ra theo cách của mình. Giống như một John Wick của những năm 1940, người xem biết được những gì Aatami phải đối mặt, quá khứ mà ông cố gắng thoát. Cơn thịnh nộ nơi ông phát sinh là do ông cảm thấy là mình “tốt hơn” so với những người khác xung quanh họ. 

Aatami giống như cỗ máy “khiến người khác bay màu” mà không ai có thể ngăn cản. Ông chỉ thủ tiêu những kẻ cần “bay màu”, bảo vệ những người cần giúp đỡ, chẳng hạn như nhóm những cô gái bị bọn phát xít giam giữ làm nô lệ. Có một số cảnh khi công chiếu Việt Nam bị cắt gọt hoặc che mờ nhằm giảm đi tính nhạy cảm và bạo lực, chính vì thế, cảm xúc của khán giả chưa kịp thăng hoa đã vội đi xuống. 

Già Gân Báo Thù: Màn báo thù đẫm máu của “John Witch trung niên”

>>>>>Xem thêm: Dương Mịch và sao Cbiz chẳng thể vượt qua đỉnh cao nhan sắc của mình

Một điểm trừ nữa mà mình cảm thấy đó chính là, nhịp phim của Già Gân Báo Thù rất chậm, cũng như lạm dụng quay slow-motion không cần thiết lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này khiến mạch chuyện bị chùng vô cớ. Khi chuyển sang màn sát phạt máu me, người xem không tránh khỏi cảm giác khiên cưỡng. Nội tâm của nam chính Aatami cũng là dấu chấm hỏi lớn. Đành rằng nhân vật không có thoại, song việc chỉ trưng mỗi biểu cảm lạnh lùng kèm đôi mắt thâm trầm nhìn về phía xa xăm của Jorma Tommila gợi sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Việc Sisu có một người bạn bốn chân đồng hành cũng là màn sao chép quá vụng về từ John Witch.

Sisu là một cách để Helander thể hiện một số vụ thảm sát và điên rồ nhất của Đức quốc xã từng được đưa lên màn ảnh. Đây là nỗ lực đáng khen của nhà làm phim. Song để trở thành “bom tấn” phòng vé như John Witch thì Già Gân Báo Thù vẫn chưa làm được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *