Mình thấy chủ nghĩa nữ quyền hoặc những câu chuyện ngụ ý nói lên sự độc lập và quyền lợi của phụ nữ trong xã hội hiện đại luôn được các nhà làm phim Hollywood khai thác xuyên suốt nhiều năm nay. Đến với Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ), một lần nữa Olivia Wilde đưa ra thông điệp về quá trình nữ giới thoát khỏi sự kìm hãm của “cánh mày râu” để giành lấy quyền lợi cho bản thân họ.
Bạn đang đọc: Em Yêu, Đừng Sợ: Phim kinh dị khai thác yếu tố tâm lý, xem “nặng đầu”
Tuy nhiên, mấu chốt lớn nhất chính là mình thấy nhà làm phim đã quá ôm đồm trong cách triển khai dày đặc hình ảnh ẩn dụ. Điều này khiến mình liên tưởng đến lối làm phim của Jordan Peele.
Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) là câu chuyện xoay quanh các cặp vợ chồng sống tại một thị trấn lý tưởng vào những năm 1950. Tiêu biểu là Jack (Harry Styles) và Alice (Florence Pugh), họ có một cuộc sống xa hoa với những thú vui thường thấy như những cặp vợ chồng khác, trong khi Jack luôn bận bịu với sự nghiệp vào ban ngày, thì Alice lại làm tốt phần việc nội trợ. Cứ thế mỗi đêm cả hai lại quấn quýt bên nhau.
Một ngày nọ khi Alice vô tình thấy một chiếc máy bay màu đỏ đâm sầm xuống bãi đất trống gần nhà, cô dần phát hiện mọi thứ kỳ lạ xảy ra quanh thị trấn cô sinh sống, đặc biệt nó lại có liên kết đến Dự án Chiến Thắng của chồng cô.
Dù không phải là tác phẩm đầu tiên khai thác về chủ đề nữ quyền, nhưng điều khiến mình ấn tượng với Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) chính là tiêu đề của bộ phim. Không hoàn toàn đưa ra một hình ảnh cố định thông qua câu chữ, đọc vào mình cảm thấy như một lời an ủi giữa người đàn ông dành cho người phụ nữ của anh ấy.
>>> Xem thêm: Em Yêu, Đừng Sợ: Phim dài dòng, dàn cast hạng A cũng không cứu nổi
Điều này hoàn toàn ứng với diễn biến trong Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ), mình thấy nó là cả quá trình nhân vật Alice cố gắng tìm hiểu chuyện gì thật sự đang xảy ra với gia đình cô và bạn bè xung quanh, ngay khi cô bắt gặp chiếc máy bay màu đỏ và sau đó là sự việc liên quan đến Margaret – một trong những hàng xóm tại đây.
Nếu nhìn ở một góc độ rộng hơn, mình thấy Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) như là quá trình an ủi của Jack với Alice và ngược lại. Bộ phim ngay từ đầu đã gây cho mình sự tò mò trong cách đặt tiêu đề và mãi đến khi mọi diễn biến trong phim dần đẩy lên cao trào, sự tò mò của mình đối với bộ phim vẫn không ngừng giảm đi.
Mình đánh giá cách khai thác này khá hay, nhưng lại có phần rườm rà và quá tham. Đặc biệt, Olivia Wilde lại chọn hướng đi khá giống với Jordan Peele khi cài cắm nhiều hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự tù túng của nữ giới trong chính cuộc sống của họ.
Tìm hiểu thêm: Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác
Và cho đến cuối phim, mình thấy biên kịch lại chọn cách giải quyết cho dàn nhân vật nữ trong phim chỉ với một nhát tấn công hoặc sự vùng vẫy, như thể họ sẵn sàng đứng dậy và giành lại quyền tự chủ cho bản thân khỏi người đàn ông.
Dù Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) không nhắc trực tiếp đến sự phân biệt giới hay những định kiến giới, nhưng chính cách Alice bị thao túng tâm lý liên tục bởi các hình ảnh về vòng tròn, dàn vũ công nữ hay đôi lúc cô còn tự nghĩ quẩn…cũng đủ khiến mình thấy Alice chỉ đang tồn tại chứ không thật sự được sống.
Ngoài ra, nói đến điểm hay nhất, mình nghĩ có lẽ là âm thanh của phim. Nếu phần hình ảnh là diễn xuất, là cách tạo lập bối cảnh chỉn chu ở từng nhân vật, thì chính tiếng rên rỉ được đội ngũ chỉnh sửa âm thanh chèn vào lại phần nào khiến mình sởn da gà trước những phân đoạn Alice có những dấu hiệu về mọi điều xảy ra tại đây.
Mình nghĩ quan trọng là âm thanh được đặt vào thời điểm hợp lý, nó khiến mình vừa có thể cảm nhận được sự bế tắc trong guồng quay cuộc sống của Alice, vừa thấy rõ sự tàn nhẫn dành cho phái nữ.
Mình thấy Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) mở đầu bằng một cuộc vui chơi xa hoa của dàn nhân vật và kết thúc toàn bộ bằng cảnh Alice chạy trốn khỏi sự vây bắt của một vài người có liên quan đến Dự án Chiến Thắng. Điều này khiến mình thấy tổng thể phim được xây dựng bằng những chất liệu kinh dị, có lúc phát triển về mặt tình cảm, song nó lại tạo được độ đáng sợ trong diễn xuất của nhân vật.
Rõ ràng Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) tập trung vào khai thác yếu tố tâm lý, nên cảm giác “nặng đầu” là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể phim dày đặc các yếu tố ẩn dụ nhưng lại không được giải thích rõ ràng, chỉ là cách nhà làm phim đưa ra và tạo cho mình nhiều suy nghĩ khác nhau theo cách bản thân hiểu được.
>>> Xem thêm: Em Yêu, Đừng Sợ: Có ý tưởng nhưng lại khai thác thiếu tinh tế
>>>>>Xem thêm: Triệu Lộ Tư diễn kém trong Vụng Trộm, nhưng vẫn đỡ hơn Hậu Lãng
Tóm lại mình thấy Don’t Worry Darling (Em Yêu, Đừng Sợ) là bộ phim có câu chuyện và ý tưởng tốt nhưng cách triển khai có thể không phù hợp với nhiều đối tượng.
Bạn nghĩ sao về bộ phim này? Hãy để lại bình luận cho mình nhé.