Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

Cú máy ăn tiền của đạo diễn Kim Jee Woon lấy bối cảnh vào những năm 1970. Nam chính là đạo diễn Kim Yeol (Song Kang Ho). Anh tin rằng nếu thay đổi đoạn kết của bộ phim đang thực hiện tên là Mạng nhện, nó sẽ trở thành một kiệt tác. Để thực hiện mơ ước này, anh đã đến gặp nhà sản xuất là Chủ tịch Baek (Jang Young Nam), Giám đốc điều hành của Shinsung Film. Tuy nhiên, Chủ tịch Baek phản đối ý kiến này vì công ty sản xuất có thể phải đóng cửa khi quay một kịch bản chưa được xét duyệt.

Bạn đang đọc: Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

 May mắn thay, mọi thứ nhen nhóm trở lại với Kim Yeol khi Shin Mi Do (Jeon Yeo Bin), con gái của Chủ tịch Shin, người sáng lập Shinsung Film đã hết lòng giúp đỡ Kim Yeol.

Các diễn viên mà Kim Yeol đang làm việc chung gồm: Lee Min (Lim Soo Jeong), Kang Ho Se (Oh Jeong Se), Han Yu Rim (Jeong Soo Jeong) và Bà Oh (Park Jeong Su). Họ bày tỏ sự không hài lòng với lịch trình bị xáo trộn và kịch bản bị thay đổi. Ngoài vụ bê bối tình cảm giữa Ho Se và Yu Rim, những lời phàn nàn công khai chống lại Kim Yeol, cùng việc các quan chức nhà nước còn lang thang khắp phim trường gây ồn ào gây cản trở cho quá trình làm việc của vị đạo diễn tài ba.

Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

Kim Yeol là người luôn thể hiện quan điểm chính trị cứng rắn và rõ ràng trong các bộ phim của mình. Anh cho rằng việc quay lại phần kết của Mạng nhện dưới khẩu hiệu “khán giả muốn điều gì đó mới mẻ” là con đường hướng tới “sự phá cách”. “Đứa con tinh thần” của Kim Yeol tràn ngập sự khao khát, chúng khơi dậy những ham muốn của các diễn viên, như thể nội tâm của anh biểu lộ ra và lan truyền cho mọi người. 

Bộ phim trong Cú máy ăn tiền đạt đến cao trào khi sự điên rồ của các nhân vật đồng loạt bùng nổ. Mọi ham muốn, hối tiếc và lo lắng của họ được trộn lẫn với nhau. Khuôn mặt của Kim Yeol khi nhìn chằm chằm vào màn hình và ngồi giữa khán giả cùng những giữa tiếng vỗ tay là thước phim minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Tìm hiểu thêm: Điểm trừ của 7 phim chiếu hè: Ngọc Cốt Dao, An Lạc Truyện do kịch bản

Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

 Cú máy ăn tiền thuộc dạng phim lồng phim, mang lại cho tôi trải nghiệm độc đáo như thể tôi đang xem hai tác phẩm điện ảnh cùng lúc. Phim được trình chiếu dưới dạng đen trắng và cài cắm nhiều ẩn dụ, so sánh, châm biếm, gợi nhớ đến The Maid, The Woman of Love, The Lady và các phim của Alfred Hitchcock. Mạng nhện được quay 100% trong nhà, trên phim trường do Shinsung Film điều hành, khiến điện ảnh và sân khấu gần như giao thoa trọn vẹn.

Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

 Thông qua Cú máy ăn tiền, Kim Jee Woon đã định nghĩa lại thế nào là một bộ phim điện ảnh. Bằng cách nhìn vào những đột phá của các đạo diễn vào thời đại cũ, tinh thần hết mình vì nghệ thuật được truyền tải một cách hiệu quả. Âm nhạc độc đáo của thập niên 70 được lồng vào xuyên suốt phim như một sự hoàn thiện trang nhã. Các bài hát như Lá rơi của Kim Chu Ja, I Love You của Jang Hyeon, và I Was Quiet for a Time của Love and Peace gợi cảm giác hoài niệm, say đắm.

Cú Máy Ăn Tiền: Hài hước và đầy tính châm biếm

>>>>>Xem thêm: 6 bộ giáp Batman hùng mạnh nhất (P.1): Final Bat-Suit, Fenrir, Hellbat

 Cú máy ăn tiền là câu chuyện về một đạo diễn luôn khao khát sáng tạo để phá bỏ những giới hạn của bản thân và tạo ra một kiệt tác, nhưng thay vào đó lại phải đối mặt với nội tâm đen tối và những ham muốn của chính mình. Tác phẩm chứa đựng những giá trị của Kim Jee Woon, Song Kang Ho và những diễn viên còn lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *