Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Smile (Cười) là dự án mở rộng của phim ngắn Laura Hasn’t Slept – bộ phim từng được giới phê bình dành nhiều lời khen ngợi, và mình nghĩ đó là một tiền đề khá ổn để tạo ra được sự thành công của bộ phim mới trong thời điểm hiện tại.

Bạn đang đọc: Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiSmile (2022) - IMDb

Sau biến cố về sự ra đi của người mẹ, Rose Cotter (Sosie Bacon đóng) đã quyết định cống hiến sức mình để làm bác sĩ điều trị tâm lý cho những bệnh nhân tâm thần. Tưởng chừng công việc này sẽ là bến đỗ để Rose thoát khỏi những bóng ma tâm lý về sự việc kia, nào ngờ sự xuất hiện của Laura Weaver (Caitlin Stasey) – bệnh nhân kỳ lạ khi luôn miệng cho rằng mình bị một thế lực bí ẩn thao túng tâm lý. 

Nữ bệnh nhân cho rằng chúng sẽ tìm cách tái hiện lại những nỗi đau, tổn thương mà con người ta cố gắng quên đi để khiến họ một lần nữa phải sống trong những sợ hãi cũ. Và nụ cười “vô tri” kia chính là biểu hiện của những nạn nhân đang bị thao túng bởi con quái vật vô hình này.

Sau cuộc nói chuyện thì Laura Weaver cũng tự tay kết liễu cuộc đời mình bằng mảnh gương vỡ trước sự chứng kiến của Rose. Từ đó, cơn khủng hoảng tâm lý bắt đầu kéo đến với vị bác sĩ, Rose bắt đầu tỏ ra sợ sệt và bấn loạn trầm trọng. Liệu nguyên nhân của chứng bệnh kỳ lạ kia từ đâu mà có, và những nụ cười bí hiểm kia là gì, đương nhiên các bạn sẽ phải ra rạp khám phá rồi.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiCười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiCười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Đầu tiên, mình thấy ý tưởng dùng nụ cười – một thứ gần như là vô hại để làm “vũ khí” thể hiện cho những điều tà ác là một sự sáng tạo mang lại hiệu quả bất ngờ. Trước đó mình không thể hình dung ra được đạo diễn Parker Finn sẽ làm thế nào để lột tả lên được sự nguy hiểm từ những nụ cười mang lại. Nhưng khi được thưởng thức Smile (Cười) thì những ngờ hoặc trong mình đã được giải đáp.

Cười là hành động thể hiện trạng thái tích cực của con người, nhưng ở Smile (Cười), sau nụ cười tưởng chừng như mọi chuyện sẽ ổn đó là một sự gào thét, bấn loạn của những tâm hồn không vượt qua được nỗi sợ của bản thân. Dùng chính nụ cười để nguy trang cho sự bất ổn kia là ý tưởng đã gợi được cho mình nhiều suy nghĩ.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiCười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Tìm hiểu thêm: Những bí mật xoay quanh lượng tử giới và Ant-Man (phần 1)

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Theo đó, vì là thực thể vô hình chỉ được phát giác qua những nụ cười nên mình nghĩ thật chất thì phản diện trong Smile (Cười) chính là những nổi sợ tâm lý của bản thân nhân vật mà thôi. Quả thật ai trong những người “may mắn” bị lời nguyền nụ cười bám sát đều mang trong mình những dằn vặt riêng trong quá khứ. 

Và khi quá khứ đó một lần nữa được khơi dậy, họ có những cách giải quyết riêng cho mình, có người thì chọn cách né tránh nhưng mãi không thể thoát ra được mà cứ bị dằn vặt mãi, có người thì dũng cảm đối diện để giải quyết được triệt để những rắc rối đó để hướng đến một tương lai hạnh phúc hơn.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiCười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Mình cảm thấy thiện cảm với Smile ở những màn jumpscare chất lượng. Phim không hề lạm dụng yếu tố này để thúc đẩy sự kinh dị mà cơ bản, với một kịch bản ấn tượng như vậy thì Smile (Cười) đã hoàn toàn tự tin sẽ khiến những người xem như mình phải “rén” và quả thực bộ phim đã làm được điều đó. Những “cú nhảy” được chắt lọc và chọn thời điểm phù hợp để xuất hiện, điều này tác động khá tốt vào cảm xúc của mình chứ không hề gây cảm giác khó chịu như đại đa số những bộ phim kinh dị khác.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổiCười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Mình đặc biệt chú ý đến phần bối cảnh với những căn phòng được bài trí một cách tỉnh lược hết mức có thể những vật dụng xung quanh. Theo mình thì bối cảnh như vậy càng làm cho những bệnh nhân cảm thấy ngột ngạt và trống trải hơn nữa, điều này đã bổ trợ cho những chứng bệnh tâm lý của họ càng trở nên tồi tệ, khá đúng với mục tiêu mà bộ phim đã tự đặt ra từ ban đâu.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

Vì thiên về tâm lý nên mình thấy Smile (Cười) sẽ không làm bạn phải quá sợ hãi hay đem lại một không khí quá ghê rợn. Nên với những ai yêu thích kinh dị “nặng đô” thì có lẽ Smile sẽ không khiến bạn quá hài lòng đâu. Hơn nữa thì mình cảm thấy nhịp phim cũng khá chậm nên sẽ có thách thức sự kiên nhẫn đó nha.

Dù twist trong phim được dập liên tục nhưng mình lại thấy rất dễ để đoán ra, những hành động cùng cách xử lý của nhân vật nữ chính cũng không quá mới mẻ hay đột phá vỡ được những motif phim quen thuộc.

Cười: Kịch bản ổn về dòng kinh dị nặng tâm lý, coi mà cười không nổi

>>>>>Xem thêm: Soulmate: Tuổi trẻ bất diệt giữa hai cô gái

 >> Xem thêm: Kẻ Săn Lùng Sợ Hãi – Tái Sinh: Phát cọc vì sự ngốc nghếch của nhân vật

Nhìn chung với những gì đã thể hiện, mình nhận thấy Smile (Cười) là bộ phim đạt được ở mức ổn đến khá. So với những bộ phim có kinh phí eo hẹp thì Smile đã có sự tiến bộ vượt bậc vì được đầu tư nghiêm túc ngay từ khâu kịch bản, quyết định tới 70% độ thành công của bộ phim như hiện tại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *