Mang một cốt truyện quen thuộc nhưng không cũ, mình thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) tạo ra nhiều phân cảnh hành động hấp dẫn ở nửa đầu phim và để lại những giây phút lắng sâu vào tâm lý của nhân vật, cùng nhiều thông điệp ý nghĩa ẩn sau nhiều chi tiết biên kịch cài vào.
Bạn đang đọc: Tân Siêu Nhân Điện Quang: Hành động hấp dẫn, thông điệp ý nghĩa
Dù không được phân bổ dày đặc các suất chiếu như Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh hay Bỗng Dưng Trúng Số, Bánh Đúc thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) vẫn hấp dẫn mình bằng cách đưa một nhân vật mang nhiều tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x lên màn ảnh rộng.
Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở một bộ phim hành động, viễn tưởng, mà mình thấy biên kịch còn biết lồng ghép khéo léo một số thông điệp mang đậm tính chính trị và cách con người ứng phó với đại họa. Cụ thể ra sao, mọi người đọc bài rì viu của Bánh Đúc nhé!
Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) kể về một tổ chức SSSP được thành lập nhằm nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết các loài Kaiju (quái vật khổng lồ) đang đe dọa đến sinh mệnh của Trái Đất. Lúc này, một số loài sinh vật được gọi là S-Class bất ngờ tấn công, họ buộc phải tìm ra cách ngăn chặn kịp thời.
Khi đó, một Ultraman xuất hiện và đánh bại con quái vật S-Class 7, tuy nhiên anh ta đã vô tình khiến một thành viên trong tổ chức SSSP tên là Shinji Kaminaga phải bỏ mạng. Sau đó Ultraman biến thành Shinji, để lại cơ thể thật của anh ta trong khu rừng, Ultraman trong hình dạng của Shinji đã kết thân với một thành viên nữ của tổ chức SSSP, tên là Hiroko Asami. Tuy nhiên, cô ấy lại không biết số phận của Shinji ban đầu.
Mình nghĩ nếu ai đã từng biết đến cái tên “siêu nhân điện quang” chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ khả năng chống chịu nguồn điện, quang học của nhân vật này. Và một lần nữa, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) mang đến một nhân vật đã làm nên biết bao tuổi thơ của nhiều người như những Son Goku, Naruto, Doraemon…cùng với một sức mạnh tương tự.
>>> Xem thêm: Trailer Tân Siêu Nhân Điện Quang: Tái hiện tuổi thơ với kỹ xảo tiến bộ
Có 3 điểm mà mình cực kỳ thấy thích thú với phiên bản Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) lần này. Thứ nhất, đó là mình thấy biên kịch đã không còn giới hạn cốt truyện ở mức độ chỉ dành cho trẻ em, mà thay vào đó nhiều tình tiết bất ngờ như một cách ám thị cho hàng loạt các thông điệp liên quan đến chính trị, xã hội của loài người.
Việc gán ghép giữa một người ngoài hành tinh với cơ thể một con người, mình thấy như một cách ngụ ý việc tái hợp sự khác biệt giống loài giữa hai thực thể khác nhau. Nó không chỉ mang tính công bằng, mà còn đặt cảm xúc loài này lên loài khác.
Điều này đồng nghĩa với việc, loài người sẽ hiểu và thông cảm cho loài khác, đây cũng là một thông điệp đã từng xuất hiện trong Quái Vật Sông Mekong mà mình đã từng xem trước đó.
Mình thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) có một mở đầu tương đối nhanh và dồn dập, hàng loạt các phân cảnh chiến đấu hầu như đều được nhà làm phim tập trung khai thác ở nửa đầu phim. Mình nghĩ điều này sẽ khiến nhiều người khó nắm bắt được nhịp phim cũng như cốt truyện chính, nhưng tin mình đi, những gì diễn ra ở nửa thời lượng đầu chính là “cột sống” của cả phim đấy!
Tìm hiểu thêm: Tương lai của Gamora trong MCU và lý do cô biến mất hậu Endgame
Thứ hai, mình thích cách Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đưa ra tình huống một người ngoài hành tinh bất thình lình cứu Trái Đất và khiến một người vô tội phải hy sinh. Đây có thể như một cách ngụ ý rằng đôi khi những việc tốt mình làm, cũng sẽ phải trả một cái giá cực đắt, và hướng giải quyết cực kỳ nhân văn cho điều này chính là biên kịch để Ultraman trở thành người vô tội ấy – Shinji Kaminaga.
Thoạt đầu khi tiếp cận phim, mình khá hoang mang vì bản thân chưa từng là khán giả hâm mộ của siêu nhân điện quang, nhưng đến giữa thời lượng mình lại bất ngờ với cách biên kịch Hideaki Anno tạo ra những tình huống nối tiếp liên quan đến chính trị, chẳng hạn việc Zarab muốn hợp tác thỏa thuận với Chính phủ về việc xây dựng hòa bình cho Trái Đất nhưng lại “lật kèo” phút chót, hay cách Ultraman chọn hy sinh bản thân để hồi sinh Shinji và trở về Star of Light.
Điểm cộng cuối cùng chính là mặc dù Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) cho phép các loài quái vật tác oai tác oái, nhưng mấu chốt chính lại là những người ngoài hành tinh.
Họ liên tục gặp và làm việc với Chính phủ nhằm đưa ra những thỏa thuận theo ý của họ. Đặc biệt là con người luôn chấp nhận và làm theo những hợp đồng này, mình thấy nó không chỉ có lợi cho một mà là hai bên.
Ngoài ra nó cũng ám thị cho việc cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới, vì vậy sự xuất hiện của công nghệ Beta Box như một “cơ hội làm giàu” cho bối cảnh Nhật Bản ở trong phim. Một mặt thì họ sẵn sàng hợp tác với người ngoài hành tinh, bất chấp nguy hiểm. Mặt khác thì mình nghĩ họ xem Ultraman mới là mối nguy. Đây như một cách biểu thị cho nỗi sợ của con người trước những thứ khác biệt.
>>> Xem thêm: Dàn cast Mười 2: Chi Pu tiến bộ, Rima ấn tượng, dàn gạo cội miễn chê
Nói về điểm hạn chế, nếu bản thân là một đứa trẻ, mình sẽ sẵn sàng đánh giá cao kỹ xảo của phim, bởi bạn biết đấy, một đứa trẻ chỉ quan tâm những gì gay cấn, hấp dẫn và hành động đã mắt. Tuy nhiên, mình thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) lại đưa kỹ xảo không được chất lượng, nếu để chấm điểm kỹ xảo, mình sẽ cho 4/10.
>>>>>Xem thêm: Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao: Phim dần có sự tươi sáng cho số phận hẩm hiu
Tóm lại, mình đánh giá Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) là một bộ phim khá hay và ổn về mặt cốt truyện, nội dung, thông điệp. Nửa đầu phim tạo ra nhiều phân cảnh hành động sẽ phù hợp với khán giả nhí, còn ở nửa thời lượng sau hàng loạt các phân đoạn tâm lý, diễn biến quanh cảm xúc nhân vật, thì mình nghĩ sẽ phù hợp với khán giả trưởng thành hơn.