Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh, một trong những bộ phim truyền hình rúng động nhất xứ sở chùa Vàng hồi năm 2018. Và bản điện ảnh cùng tên trong thời gian gần đây chính là màn quay trở lại của cặp đôi có chuyện tình ngọt như mía lùi mà nhà làm phim muốn tri ân đến những khán giả yêu mến bộ phim như mình.

Bạn đang đọc: Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Để dễ hình dung, mình sẽ nói sơ qua lại cốt truyện của cả hai bản phim. Ở bộ truyền hình, Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh là câu chuyện về Kadesurang (Ranee Campen) – cô gái người hiện đại với ngoại hình không mấy xinh đẹp nhưng cô có niềm đam mê mãnh liệt với việc nghiên cứu lịch sử. Trong một vụ tai nạn xe, hồn phách của Kadesurang bỗng nhiên xuyên không về quá khứ và nhập vào thân thể của vị tiểu thư đài cát Karakade.

Khác với tính thiện lương trong đời thực của Kadesurang, Karakade lại là một cô gái nham hiểm và tàn bạo, làm hết việc này đến việc khác để hại người. Chính tính cách hống hách của cô gái đã khiến cho vị hôn thê là Muen Suntorndewa (Thanawat Wattanaputi) căm ghét cô đến tột đỉnh.

Kể từ khi Kadesurang nhập vào thân thể của Karakade, hành động lương thiện của cô khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó tin vì hoàn toàn khác so với tính cách của cô quận chúa trước đây của bọn họ. Ngay cả Muen Suntorndewa – vị hôn thê từng căm ghét cũng dần có cái nhìn thiện cảm với Karakade. Và các tập phim tiếp theo chính là sự miêu tả về mối tình ngọt ngào của cặp đôi cùng những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước Thái Lan.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh bản truyền hình
Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình
Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh bản truyền hình
Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình
Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh bản truyền hình

Lấy câu chuyện đó làm tiền đề, bản điện ảnh vẫn sẽ là motif về xuyên không nhưng hai nhân vật chính lần này lại là Gaysorn và Bhop, truyền nhân kiếp sau của Karakade và Muen Suntorndewa. 

Vẫn mối lương duyên tình định đó, Bhop luôn đi tìm cô gái thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của mình. Trớ trêu thay cô ấy lại chính là Gaysorn – vị hôn thê mà anh vừa hủy hôn vì chưa bao giờ được gặp mặt. Khi biết được dung nhan của Gaysorn giống hệt như người trong mộng, Bhop quyết tâm cưa đổ crush để hàn gắn lại cuộc hôn nhân định mệnh kia.

Vì tài năng “tán gái” có hạn nên Bhop cần sự giúp sức của Mathus (Paris Intarakomalyasut) – chàng trai ở thế giới hiện đại nhưng vô tình xuyên không về thời kỳ xưa qua báu vật của tổ tiên. Và chính Mathus là người nắm giữ “chìa khóa” giải đáp mọi thắc mắc về xuyên không và mối lương duyên tiền kiếp giữa Gaysorn và Bhop.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Ở bản điện ảnh lần này, mình thấy bộ phim mang đến một câu chuyện và xây dựng thêm tuyến nhân vật hoàn toàn khác so với bản truyền hình vừa rồi. Đây là một điểm mình đánh giá cao ở Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh, bởi lẽ nếu một lần nữa mang câu chuyện mà ai cũng thuộc nằm lòng hồi 4 năm trước lên màn ảnh chẳng phải vô tình lại gây cảm giác nhàm chán sao.

Dù rất nổ lực để đổi mới một cốt truyện cho tránh được sự trùng lặp, nhưng mình vẫn thấy Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh đã khéo léo móc nối được những tình tiết liên quan đến bản truyền hình để tận dụng những chất liệu của chính mình. Chẳng hạn là việc khai thác quyển nhật ký do phu nhân Karakade viết lại, hay việc cho xuất hiện lại những “cameo” diễn viên cũ khiến mình phải hú hét trong rạp.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Tìm hiểu thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa tên thật của Namor

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Riêng mình thì thấy bản điện ảnh có phần nào hài hước hơn cả bản truyền hình với những “miếng hài” được quăng liên tục. Yếu tố này khá dễ hiểu vì với bản truyền hình, sở dĩ mình bị lôi cuốn bởi cốt truyện và những tình tiết cứ nối tiếp nhau. Còn ở bản điện ảnh, không nhiều câu chuyện được kể nên muốn níu kéo khán giả ngồi gần 3 tiếng để xem một bộ phim thì hài hước chính là yếu tố cần thiết nhất.

Điểm khác biệt tiếp theo đáng nói tới ở hai bản phim chính là tính cách của hai nhân vật như được đảo ngược cho nhau. Nếu trong bản truyền hình, mình thấy được một Detch huynh cool ngầu và có phần chuẩn mực, thì ở nhân vật Bhop trong bản điện ảnh, anh chàng lại có phần nhí nhố và thích pha trò hơn, đánh bay hình tượng vị tướng quân ngầu lòi tạo thành thương hiệu trước đó.

Còn với Gaysorn, cô nàng cũng có phần chính chắn và có cá tính hơn hẳn so với phiên bản tiểu thư Karakade hồi 4 năm trước. Nhìn chung thì mình thấy nhà làm phim cũng khá ý tứ trong việc “lột xác” hoàn toàn trong phần phim mới đó chứ.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Nếu tính về cốt truyện và sự liên kết với phần phim trước, mình thấy Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh đã có một hướng khai thác khá tốt. Nhưng để hỏi mình thích phim bản nào hơn thì mình không ngần ngại đáp rằng bản truyền hình chiếm được nhiều cảm tình của mình hơn.

Bởi lẽ câu chuyện ở bản truyền hình khá đẹp, và cách triển khai vấn đề từ tốn trong nhiều tập phim mình thấy có lẽ sẽ thích hợp hơn với đường dây kịch bản như thế này. Còn nếu nói về điện ảnh, 166 phút là một thời gian khá dài để giữ chân mình trong rạp, nhưng đó cũng quá ngắn để có thể truyền tải được trọn vẹn những vấn đề mà bộ phim đặt để.

Đây là điểm yếu mình thấy được ở Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh lần này, dồn ép quá nhiều chi tiết trong một phần phim nên cảm giác phim khá dài dòng. Hơn nữa, mình cũng không cảm nhận được những giá trị điện ảnh ở trong bộ phim lần này. Ngôn ngữ điện ảnh là thứ cần thiết nhất để làm nên một bộ phim nhưng Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh ở đây lại không đáp ứng được yêu cầu đó.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

Kỹ xảo cùng những cảnh quay “phông xanh” của Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh bản điện ảnh thì mình nhận thấy rõ sự vụng về ở trong đó, bởi hiệu ứng giả trân và khá lộ liễu.

Như mình đã nói thì Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh lần này chỉ có ưu điểm việc xây dựng được một cốt truyện hoàn toàn khác biệt thôi chứ nói về những yếu tố khác của điện ảnh thì bộ phim lại không đáp ứng được. Mình nghĩ nếu với kịch bản lần này, thay vì làm bản phim điện ảnh thì nên phát triển thành phim truyền hình Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh phần 2 có lẽ sẽ ổn thỏa hơn.

Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hìnhNgược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh: Không đặc sắc bằng bản truyền hình

>>>>>Xem thêm: Nữ Vương Huyền Thoại: Phim sử thi nhưng nồng nàn “nhịp thở” mới

Là một người đã xem qua cả 2 bản phim nên không tránh khỏi được những so sánh như vậy. Cá nhân mình thấy cái bóng của bản truyền hình khá lớn nên phần điện ảnh hơi kém cạnh là điều hiển nhiên. Còn bạn, có cảm nhận gì về cả hai bản phim của Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh thì để lại bình luận bên dưới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *