Mình thấy truyền thuyết đô thị là một trong những chủ đề được các nhà làm phim khai thác dày trong năm nay. Nếu ở Thái Lan có Chuyện Ma Giảng Đường Học Kỳ 2, Hàn Quốc nổi tiếng với Goedam: Chuyện Ma Đô Thị, thì Nhật Bản lại chọn cách dựa trên một câu chuyện truyền tai nhau trên các diễn đàn vào năm 2004 – Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng.
Bạn đang đọc: Kisaragi – Nhà Ga Nuốt Chửng: Ý tưởng hay nhưng triển khai kém hấp dẫn
Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng kể về một nhà ga không có thật tại Nhật Bản được mọi người đồn là có sự can thiệp của thế giới tâm linh. Sự việc bắt đầu vào năm 2004, khi một tài khoản tên Hasumi đăng bài kêu cứu trên diễn đàn 2Chan.
Cô đã vô tình đến nhà ga Kisaragi, một nơi không được thiết lập rõ ràng trên bản xứ hoa anh đào. Sự mất tích của Hasumi đã tạo nên một làn sóng gây tranh cãi cho giới trẻ ở thời điểm ấy.
Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng tái hiện lại truyền thuyết này dưới góc nhìn của một nữ sinh viên năm cuối ngành văn hóa dân gian – Tsutsumi Haruna. Cô tìm đến nhà Hayama, nhân chứng đầu tiên tham gia vào cuộc chơi sống còn ấy và cũng là người duy nhất thoát khỏi thế giới hư cấu đó, để dò hỏi mọi thông tin liên quan nhằm kiểm chứng độ thực hư của truyền thuyết này.
>>> Xem thêm: Trailer Nhà Ga Nuốt Chửng: Bối cảnh hấp dẫn nhưng tạo hình giả trân
Nói về những bộ phim kinh dị Nhật Bản, điểm đặc sắc mình luôn tìm kiếm đó là một cốt truyện với nhiều sự kịch tính, bí ẩn nhằm thể hiện rõ thế giới văn hóa tâm linh của phương Đông. Vì mình nghĩ, so với những bộ phim kinh dị mang đậm nét phương Tây, thì Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan vẫn có một sự gần gũi trong cách tạo hình và lối kể, đủ khiến mình phải “rén” khi xem phim kinh dị của châu Á.
Và điều đó khiến mình mong chờ ở Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng đủ sức khiến mình hồi hộp trong từng phân cảnh bởi cốt truyện kinh dị đan xen yếu tố viễn tưởng. Tuy nhiên mình thấy hầu hết các diễn biến trong phim chưa đủ nêu bật tính cao trào hay buộc mình phải cuốn theo câu chuyện của Kisaragi.
Đặc biệt, mình thấy rõ bộ phim chia làm 2 giai đoạn và mỗi giai đoạn các nhân vật tham gia vào thế giới hư cấu tại Kisaragi đều phải trải qua tổng cộng 5 cửa ải khác nhau để có thể đến được cánh cổng xuyên không.
Giai đoạn đầu tiên chính là việc hồi tưởng của nhân vật Hayama, lúc này mọi thứ được đặt góc nhìn ở ngôi thứ nhất, tức là góc nhìn của nhân vật Hayama. Trong suốt quá trình hồi tưởng, nhà làm phim lựa chọn góc quay đặt duy nhất ở một chủ thể, điều này khiến cả giai đoạn đầu của bộ phim không khác gì một trò chơi đi cảnh thường thấy ở những sản phẩm game thời trước.
Tìm hiểu thêm: So kè tạo hình quý cô của sao nữ Hàn Quốc qua các thập niên
Hơn nữa, tông màu của phim lựa chọn khi chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo của Kisaragi cũng hoàn toàn khác nhau. Chính vì đây là giai đoạn hồi tưởng, được thuật lại từ chính lời kể của Hayama, nên mọi thứ đều khá lê thê và dàn trải đủ kiểu.
Thoạt đầu mình cảm nhận Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng như đang bắt mình phải chịu khó dõi theo hành trình của nhân vật để có thể hiểu được cốt truyện sau cùng. Tuy nhiên điều đáng nói là bộ phim không đưa ra một lời giải thích hay nhận định nào cho sự tồn tại của quái vật ở thế giới trong Kisaragi.
Sang đến giai đoạn hai, chính là tập trung vào nhân vật của Tsutsumi Haruna. Lúc này cô nàng đã tự thân mình trải nghiệm cảm giác ngủ quên trên tàu điện để đạt điều kiện đến với thế giới của Kisaragi. Và cũng chính vì nắm rõ mọi tình tiết nhờ lời kể của Hayama, nên mình nhớ cả 4 cửa ải đầu tiên cô đều vượt qua rõ ràng.
Đến lúc này mình mới thật sự thấy được một tia sáng hy vọng cho sự tài tình của nhà làm phim, đó là cách họ đưa một nhân vật biết rõ mọi trật tự trong Kisaragi và cô ấy cũng tác động vào trật tự đó, làm mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng khác.
Nó vô tình khiến mình phải tự suy xét rằng sự tác động này có chăng sẽ dẫn đến một hậu quả nào đó, cũng vì vậy mà cuối phim nhân vật của Haruna lại không thể thoát ra được thế giới trong Kisaragi.
Có thể nói Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng sở hữu một ý tưởng hay, chủ đề tuy không quá mới lạ nhưng mình nghĩ vẫn đủ làm hài lòng những ai là tín đồ mê game hơn mê phim. Song bộ phim vẫn không truyền tải được thông điệp nào để mình thấy câu chuyện vẫn có sự sâu lắng trong đó.
Ý tưởng phim chủ yếu tạo ra hai thế giới song song và để bước qua được thế giới bên kia, thì bạn phải đạt được điều kiện, đó là ngủ quên 2 lần, bỏ lỡ 2 trạm trên tàu điện. Mình thấy bản chất Kisaragi không phải là một phim về ma cỏ hay sinh vật sống nào, nhưng thứ nổi bật và làm mình phải “ớn lạnh” đó là âm thanh của tiếng trống Taiko giữa nơi hoang vắng trong thế giới của Kisaragi.
Điều này chứng minh mình thấy được không cần đến những pha jump-scare lỗi thời, hay tạo hình quái dị của thế lực hiểm ác, mà vẫn tạo sự “rén nhẹ” trong chính trải nghiệm của mình bằng những âm thanh đơn giản nhất.
Cuối cùng là về kỹ xảo, đây là điều khiến mình dở khóc dở cười với cách nhà làm phim tạo ra những hiệu ứng “huyết thanh”, mao mạch, rễ cây…chẳng khác gì trò chơi điện tử. Thêm nữa là với góc nhìn ở ngôi thứ nhất như mình kể trên, nửa thời lượng đầu phim vô tình biến mọi thứ thành một tựa game đúng nghĩa.
>>> Xem thêm: Nữ hoàng Elizabeth II trên màn ảnh: Helen Mirren đạt Oscar với vai này
>>>>>Xem thêm: Dương Dương và những lần phá hoại hình tượng nhân vật do diễn dở
Có thể thấy với cách chia làm hai giai đoạn như vậy, mình thấy nửa thời lượng đầu vô tình “lép vế” so với nửa thời lượng sau, kể từ khi Haruna đặt chân đến. Do đó nếu mọi người xem Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng, mình nghĩ mọi người nên kiên nhẫn vượt qua giai đoạn đầu để có thể thưởng thức một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa ngoài rạp.