Mấy bạn nữ có từng nghĩ đám cưới thì mình sẽ làm một cái gì đó to tát như là “đăng xuất” cả nhà chồng khỏi vũ trụ này không? Mọi người không dám nhưng nữ chính Evie trong The Invitation (Lời Mời Đến Địa Ngục) lại dám đấy!
Bạn đang đọc: Lời Mời Đến Địa Ngục: Phim kinh dị nhưng motif giống ngôn tình hơn
The Invitation (Lời Mời Đến Địa Ngục) kể về Evie vô tình tìm lại được gia đình của mình sau một buổi kiểm tra ADN, từ món quà bí mật mà cô nhận được tại nơi làm việc. Bắt đầu với Oliver, người anh họ với vẻ ngoài phô trương luôn cởi mở với cô, anh nói rằng sắp tới cả gia đình có một lễ cưới tại Anh và muốn mời Evie tham gia.
Sau khi đến Anh, Evie ngỡ ngàng bởi sự xa hoa của gia đình mà cô hằng mong ước, dinh thự De Villes cùng anh chủ cực kỳ “mlem” tên Walter đã khiến cô xiêu lòng.
Chính vì vậy, Evie nhanh chóng rơi vào lưới tình của chàng trai trẻ, cả hai đã có những giây phút phát “cẩu lương” khiến người khác phải gato. Tuy nhiên, Evie lại sớm nhận ra đây không hoàn toàn là một thiên đường cô mong ước, ngược lại chính lưới tình này đã đẩy cô vào địa ngục không lối thoát, cùng một buổi lễ đầy tà ác mà chính cô lại là cô dâu.
Theo như mình biết, nhà làm phim Lời Mời Đến Địa Ngục đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết kinh điển Dracula năm 1897 của Bram Stoker, chính vì vậy trải qua từng phân đoạn cùng những góc quay trong dinh thự De Villes, mình không khó để nhận ra nơi đây là sào huyệt của bá tước dracula.
>>> Xem thêm: Trailer Lời Mời Đến Địa Ngục: Phim kinh dị lấy nguyên tác từ Dracula
Bên cạnh đó, dinh thự cổ với những căn phòng khổng lồ và dãy hành lang dài u ám luôn mang đến mình một cảm giác hồi hộp mỗi khi màn đêm buông xuống. Đây cũng chính là mô típ quen thuộc của những câu chuyện về ma cà rồng, thường thì các tác phẩm sẽ khắc họa bối cảnh mang tính gothic cổ điển là nhiều.
Một phần đề phù hợp với bầu không khí và tính chất của nhân vật, mặt khác còn là sự thẩm mỹ điệu nghệ của nhà làm phim mà mình biết được.
Mình nghĩ cái hay của nhà làm phim chính là họ tận dụng các góc quay và những khung cảnh đến đáng sợ lạ thường, tuy nhiên vì có thể điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của vài người, nên buộc lòng nhà làm phim phải thẩm mỹ khung hình. Mình thấy được cách họ đầu tư vào bối cảnh, trang – thiết bị, nội thất, trang phục và những thứ liên quan đến phần nhìn của phim.
Thêm vào đó, sự đan xen giữa ngày và đêm ở một không gian rộng lớn trong dinh thự ấy càng khiến nỗi sợ ngày một tăng khi những âm thanh kỳ lạ xuất hiện giữa đêm vắng. Những chiếc bóng lẩn khuất trong đêm, vết cào xước và dấu tay in trên rèm cửa đủ khiến mình phải khóc thét.
Mình nghĩ đạo diễn Jessica M. Thompson đã khéo léo sử dụng ánh sáng leo lắt kết hợp không gian hẹp để tăng độ kinh hoàng cho những thứ lúc ẩn lúc hiện kia.
Tìm hiểu thêm: Dragon Ball Super: Cuộc chiến nảy lửa, Pan và Hedo cute quá thể
Tuy vậy, điều này cũng vô tình khiến trải nghiệm xem phim bị hạn chế vô cùng, bởi đặt trong khung cảnh tối tăm, nhiều vị trí ngồi trong rạp sẽ phần nào cản trở tầm nhìn, thêm vào đó màu phim bị tối om đi rất khó để nắm bắt tình tiết cũng như hành động của nhân vật trong Lời Mời Đến Địa Ngục.
Mình nghĩ nếu như bạn chưa xem trailer hay đọc bất kỳ thông tin nào liên quan đến nội dung phim, rất có thể bạn sẽ bị nhà làm phim cho ăn cú lừa. Vì hơn nửa thời lượng đầu, Lời Mời Đến Địa Ngục tạo hẳn một câu chuyện ngôn tình cổ điển, điều này phải nói đến vấn đề của hai nhân vật Evie và Walter. Họ sớm “đớp thính” nhau và rồi không ngại phát “cẩu lương” liên tục.
>>> Xem thêm: Cú Rơi Tử Thần: Tưởng dở nhưng hóa ra lại ổn
Được bao bởi vỏ bọc của một câu chuyện lãng mạn, Lời Mời Đến Địa Ngục hiện lên như một truyện cổ tích ngọt ngào, mùi mẫn. Song mình thấy nhà làm phim lại nhanh chóng “trở mặt” khi hồi ba của phim chính thức xây dựng theo hướng kinh dị 100%, bắt đầu mọi thứ với bữa tiệc rùng rợn mà Evie ngồi vào.
Chính vì đặt mấu chốt vấn đề ở cuối phim, nên cả thời lượng đầu mình cảm giác bộ phim vô tình bị kể lan man, nhiều thông tin đưa vào cũng không rõ ràng, lúc ẩn lúc hiện khiến mình chưa thể biết được vấn đề nằm ở đâu.
Nói về nhân vật, mình khá thích cách lột tả tâm lý của hai nhân vật chính: Evie và Walter được thủ vai lần lượt bởi Nathalie Emmanuel và Thomas Doherty. Nếu Nathalie đảm nhiệm Evie với tinh thần gai góc và liều lĩnh, phần nào chứng minh được sức mạnh của phụ nữ, thì mình thấy Thomas lại may mắn khi nhờ vẻ ngoài điển trai, gợi cảm, đánh bay hoàn toàn mọi nghi ngờ về thân phận bá tước dracula.
Lời Mời Đến Địa Ngục tôn vinh nữ quyền qua câu nói của mẹ Evie: “Bản thân con mạnh hơn con tưởng”. Chính vì vậy ở cuối phim, nữ chính không ngại “làm gỏi” cả nhà chồng trong ngày trọng đại, sẵn sàng trở thành cô dâu của dracula để “hóa vàng” tất cả.
>>>>>Xem thêm: Nhậm Mẫn và dàn sao nữ Cbiz bị chọn là “Tứ đại xấu nữ” cổ trang mới
Tựu trung, mình thấy Lời Mời Đến Địa Ngục là một “gia vị” mới cho điện ảnh chiếu rạp trong thời điểm hiện tại, khi liên tục những chủ đề sinh tồn, nghệ thuật trừu tượng ngày một được nhiều nhà làm phim ưu ái, thì các tác phẩm về chủ đề ma cà rồng chỉ thường xuất hiện với tư cách là series truyền hình. Nên mình nghĩ nếu bạn không quan tâm quá nhiều đến cốt truyện hoặc thông điệp, thì tính giải trí trong Lời Mời Đến Địa Ngục vẫn đủ đáp ứng bạn đấy!