Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Nhà Kho Chết Chóc là tác phẩm kinh dị mới nhất của đạo diễn Kang Dong Hun. Tuy nhiên bộ phim vẫn chưa tạo được ấn tượng với mình khi sở hữu cốt truyện quen thuộc như mô típ các phim kinh dị khác.

Bạn đang đọc: Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Nhà Kho Chết Chóc kể về Myeong Hee, một phụ nữ bị bệnh “trèm kẽm” và luôn có vấn đề trong mối quan hệ gia đình. Chồng cô là Hyun Min, một nhà sáng tác nhưng luôn đạo nhái ý tưởng của người khác, chính vì vậy anh đã bỏ lỡ nhiều mối làm ăn, khiến gia đình gặp nhiều chuyện, buộc lòng phải dọn qua nơi ở mới.

Tại căn nhà mới, mọi thứ bị đảo lộn khi Myeong Hee liên tục nghe thấy những tiếng động lạ từ nhà kho gần đó. Do đó trong một lần tò mò, cô đã bị thế lực tà ác chiếm hữu và thao túng mọi hành vi. Từ đây, cả gia đình gặp nhiều bất trắc khi phải đối diện với sự kiểm soát gắt gao, cũng như những hành động kỳ lạ của người mẹ.

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Nhìn chung, mình thấy Nhà Kho Chết Chóc sở hữu mô típ quen thuộc của những tác phẩm kinh dị thường thấy trước đây. Bộ phim đã chọn tiền đề bi kịch gia đình, xây dựng dựa trên việc họ dọn đến một nơi ở mới và gặp nhiều vấn đề tại đây.

Dường như mô típ này đã được các nhà làm phim Hollywood khai thác gần cả thập kỷ trước, những tác phẩm như The Conjuring, The Haunting of Connecticut hay Sinister đã làm rõ, thậm chí mình thấy khai thác tốt hơn ở nhiều khía cạnh. 

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Tuy nhiên, điểm đáng khen của Nhà Kho Chết Chóc mình thấy được đó là cách nhà làm phim sử dụng tâm lý để làm yếu tố then chốt, tạo nên sự kinh dị nhất định cho câu chuyện. Mình nghĩ trong thể loại kinh dị, dù ở bất cứ hướng khai thác nào, tâm lý, slasher hay quái vật, các nhà làm phim đều lấy cảm hứng từ những nỗi sợ hãi kinh hoàng của con người. 

>>> Xem thêm: Nhà Kho Chết Chóc: Căn nhà xiêu vẹo và méo mó như dã tâm con người

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Với Nhà Kho Chết Chóc, mình nhận ra nhà làm phim sử dụng những chất liệu xưa cũ, mô típ lỗi thời nhưng lại khai thác theo hướng Hàn Quốc và tập trung vào vấn đề gia đình. Nếu trước đây Hereditary từng gây ám ảnh dai dẳng với mình nhờ cách nhà làm phim bồi đắp cho các nhân vật tính thiêng liêng trong khái niệm này, thì Nhà Kho Chết Chóc như cách giải thích cội nguồn của vấn đề tâm lý. 

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Tìm hiểu thêm: Tập cuối Thạch Sanh Lý Thanh: Ai là gà, ai là kẻ lùa gà?

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Nó không chỉ là sự ám ảnh từ tiếng động nhà kho, mà còn là mối quan hệ gia đình và vấn đề từng thành viên đang gặp phải, chắc chắn quan trọng vẫn là người mẹ Myeong Hee chưa thể thoát được ám ảnh gây tai nạn cho đứa con gái út. Tuy nhiên, mình thấy triển khai cũng như lối kể của nhà làm phim lại chưa rõ ràng và kịch bản khá nông. 

Bên cạnh đó, mình thấy tuyến nhân vật của những người con, đặc biệt là Dong Woo và Hee Woo là một trong những yếu tố ảnh hưởng phần nào đến vấn đề chung của gia đình. Có thể thấy, từng nhân vật nhà làm phim tạo ra đều mang một hình ảnh ẩn dụ cho cả một bi kịch xã hội hiện đại. 

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Chẳng hạn Dong Woo, người con trai duy nhất trong gia đình. Tuy là con ruột nhưng lại không được ba mẹ quan tâm, thường xuyên phớt lờ và chỉ chăm chú chơi game. Đã vậy, sự thay đổi tâm lý của người mẹ khiến khoảng cách các thành viên gia đình ngày một xa hơn. 

Điều này chứng minh cho mình thấy được, ở xã hội hiện đại khi con người ngày càng chạy theo công việc, kiếm tiền thì họ lại bỏ quên gia đình phía sau, dẫn đến sợi dây liên kết giữa các thành viên đều mỏng manh.

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

Mặt khác, mình thấy Nhà Kho Chết Chóc sử dụng căn bệnh “trèm kẽm” để làm “gia vị” chính cho câu chuyện. Tuy nhiên, nhà làm phim lại chưa thể làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến điều này, mặc dù mình thấy họ biết cách sử dụng hình ảnh thay lời nói, kể chuyện bằng phim thay cho độc thoại. Song, mọi thứ chỉ được đẩy đến mức lưng chừng và không thể đi xa hơn nữa. 

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

>>> Xem thêm: Nhà Kho Chết Chóc: Diễn biến thiếu logic, ý tưởng giống The Conjuring

Nhà Kho Chết Chóc hoàn toàn không có yếu tố bất ngờ nào khiến mình ấn tượng. Mô típ quen thuộc của phim phần nào khiến mình dễ dàng đoán được tình tiết cốt truyện, ngay cả đến những phân đoạn cần gay cấn, hồi hộp thì nhịp phim lại đi ngược hoàn toàn kỳ vọng của mình.

Nhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắmNhà Kho Chết Chóc: Phim kinh dị – tâm lý kiểu cũ, không ấn tượng lắm

>>>>>Xem thêm: Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Tóm lại, mình thấy Nhà Kho Chết Chóc chưa thật sự là một tác phẩm kinh dị đúng nghĩa, bộ phim chỉ biết cách tạo nên những vấn đề tâm lý và thế lực tâm linh, tà ác xuất hiện, nhưng cách thể hiện và chuyển nó thành một yếu tố kinh dị có sức ám ảnh, thì bộ phim vẫn chưa như mình kỳ vọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *