Phim về đề tài gia đình ngày càng nở rộ trên màn ảnh Việt, mình thấy các biên kịch cũng rất biết cách hiện thực hóa cuộc sống hôn nhân của người trẻ hiện nay. Việc bếp núc, chăm con không còn là của riêng phụ nữ nữa rồi, các ông chồng cũng đeo tạp dề và làm việc nhà rất chuẩn đấy ạ. Nếu bạn để ý sẽ thấy nhiều bộ phim Việt đã xây dựng hình ảnh người đàn ông nội trợ rất chân thực. Điển hình trong các vai diễn đó phải kể tới Tuấn Tú.
Bạn đang đọc: Phận đàn ông làm nội trợ trong phim Việt: Tuấn Tú có duyên đeo tạp dề
Tuấn Tú – Anh Có Phải Đàn Ông Không?
Trong bộ phim Anh Có Phải Đàn Ông Không?, Tuấn Tú vào vai Duy Anh – người chồng có thâm niên 18 năm nội trợ, thay vị trí của vợ để cô có thời gian phấn đấu cho sự nghiệp riêng. Xem phim, mình thấy Duy Anh đích thị là một người đàn ông của gia đình. Từ việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đưa đón con đi học đến cách chăm sóc vợ, Duy Anh đều rất chu đáo.
Theo đúng kịch bản thì Duy Anh chờ đợi để bước đến thời điểm viên mãn của mình là khi con trai bước chân vào lớp 1, con gái đi du học, công việc kinh doanh của vợ ổn định, anh sẽ bắt đầu chăm lo cho sự nghiệp như bao người đàn ông khác. Tuy nhiên, điều đó còn khá xa vời khi những mâu thuẫn trong gia đình anh nảy sinh ngày càng nhiều.
Mình cảm nhận nhân vật này là người tình cảm, yêu thương vợ con. Khi là người đàn ông ở nhà, Duy Anh gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười trong chuyện nội trợ, bất hòa với con gái. Cô con gái lớn đang tuổi trưởng thành với tâm lý hỗn loạn luôn chê trách bố không đáng mặt đàn ông. Ngay đến vợ Duy Anh đôi lúc cùng khó chịu ra mặt vì cô phải cáng đáng việc mà một người chồng nên làm.
Mình thấy Tuấn Tú đã vào vai người đàn ông nội trợ rất tròn trịa đấy nhé. Từ ánh mắt, biểu cảm, lời nói, Duy Anh hiện lên là một người luôn dĩ hòa vi quý, có phần nhu nhược, đặt cái tôi của mình xuống sau cùng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Người đàn ông làm nội trợ đúng là có phần kém cỏi và dựa dẫm kinh tế vào vợ, nhưng không thể phủ nhận việc họ chính là một nhân tố góp phần giữ lửa hạnh phúc.
Tuấn Tú – Món Quà Của Cha
Trở lại trong vai Nghĩa ở bộ phim Món Quà Của Cha, Tuấn Tú tiếp tục cho thấy hình ảnh một người chồng lép vế hoàn toàn so với vợ. Bề ngoài anh có cuộc sống hạnh phúc, yên ổn với Quyên (Hương Giang) ở thành phố, nhưng hoá ra mọi điều đều không như ý. Phim chỉ mới lên sóng cũng đủ để người xem đoán ra cuộc sống phụ thuộc vào nhà vợ của Nghĩa rồi.
Tìm hiểu thêm: Cù Lao Xác Sống: Zombie “nhà trồng” nhưng thiếu sức sống, chưa đủ “đã”
Mang mặc cảm “chui chạn”, tự ti không kiếm được nhiều tiền bằng vợ, luôn phụ thuộc và chịu sự soi xét quá đáng của mẹ vợ càng khiến Nghĩa thêm buồn tủi. Trong nhà, anh cũng là người đeo tạp dề nhiều hơn vợ. Nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, Nghĩa đều làm rất tốt. Xem phim mà mình thấy hình bóng Duy Anh thấp thoáng đâu đó.
Có khác đôi chút là Nghĩa vẫn ra ngoài làm việc và tìm cơ hội làm giàu để giúp gia đình mình. Tuấn Tú cho biết nhân vật này không giống những vai trước của anh là luôn chịu đựng, nhẫn nhịn mà có lúc sẽ vùng lên để chứng tỏ bản thân. Trong phim, cũng có lúc người đàn ông ấy nhẫn nhịn, cũng có lúc sẽ “bật” lại cả vợ lẫn mẹ vợ, dù họ ghê gớm tới đâu.
>>Xem thêm: Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình: Khải mỗi lúc càng trở nên ghê gớm
Thành Khôn – Ông Bố Đeo Tạp Dề
Một bộ phim khác mang đề tài về người đàn ông làm nội trợ, đó là Ông Bố Đeo Tạp Dề. Vai nam chính do nam diễn viên Thành Khôn đảm nhiệm. Mình xem phim mà thấy tác phẩm này thực sự mang lại nhiều suy ngẫm sâu sắc cho khán giả bởi kịch bản lạ, dàn cast thể hiện diễn xuất chân thật, có chiều sâu.
Trong đó, Thành Khôn đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh chuẩn chỉnh của một người chồng, người cha dành toàn thời gian cho gia đình. Nhân vật Hoài Nam vốn là một biên tập viên truyền hình nhưng mất việc và phải ở nhà làm nội trợ thay vợ. Vợ anh trước đó là nhân viên tạp vụ trong Đài lại bất ngờ trở thành biên tập viên nổi tiếng.
Những câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra với ông bố bỉm sữa. Anh đảm nhiệm mọi việc từ nấu ăn, dọn nhà, giặt đồ, chăm con. Đang là một người đàn ông đi kiếm tiền, bỗng thay vợ nội trợ, Hoài Nam phải đối đầu với nhiều khó khăn. Anh cũng không tìm được việc làm mới trong khi vợ ngày càng thăng tiến và có nhiều mối quan hệ khiến nên những mâu thuẫn nảy sinh khiến cuộc hôn nhân ấy nặng nề hơn bao giờ hết.
Nói về vai diễn này, Thành Khôn cho biết đây là lần đầu anh vào vai một ông bố nội trợ. Dù chưa lập gia đình nhưng mình thấy nam diễn viên sinh năm 1993 vẫn lột tả được tâm lý nhân vật. Nhiều khán giả nhận xét, hình ảnh người đàn ông nội trợ được Thành Khôn thể hiện còn xuất sắc hơn Tuấn Tú ở Anh Có Phải Đàn Ông Không? đấy ạ.
>>>>>Xem thêm: Âm Lượng Huỷ Diệt: Nội dung xúc động, diễn xuất ấn tượng
Ở những bộ phim có xây dựng hình ảnh ông chồng nội trợ, biên kịch đã tái hiện rất rõ nỗi khổ của những người vốn là trụ cột kinh tế trong gia đình. Tuy được gọi là phái mạnh, nhưng kỳ thực người đàn ông có khi lại rất yếu đuối, mệt mỏi trước áp lực về việc phải thành đạt trong sự nghiệp, phải chu toàn trọn vẹn trong đời sống hôn nhân, gia đình. Bạn nghĩ sao về hình tượng nhân vật này?