Các bộ phim lấy đề tài về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hay các giai thoại vốn không xa lạ gì ở làng giải trí Việt, nhưng tôi thấy đây lại là bài toán khó với các nhà làm phim. Bởi lẽ, họ không chỉ phải phục dựng bối cảnh của cả một thời đại mà còn phải tìm hiểu thật kĩ về đời tư của nhân vật, tránh chuyện phóng tác đi quá giới hạn, sai sự thật.
Bạn đang đọc: Phim về nhân vật có thật: Chị Chị Em Em 2 muốn xin phép mà không được
Trong dự án Em Và Trịnh, lần đầu tiên một nhà làm phim dám đưa câu chuyện tình yêu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên màn ảnh rộng để kể. Không ít khán giả, trong đó có cả tôi, cảm thấy quan ngại bởi vì nếu chỉ cần “múa bút” quá tay, hình tượng một thiên tài âm nhạc của dân tộc sẽ trở nên méo mó, sai lệch đi.
Mặc dù đã khẳng định có tham khảo người nhà, mà cụ thể là em gái của cố nhạc sĩ về câu chuyện cuộc đời ông, nhưng đến khi ra rạp, tôi có cảm giác bộ phim biến nhân vật chính trở thành một “trap boy” đúng nghĩa, hời hợt, hay thích hứa hẹn và làm phí hoài thanh xuân các cô gái.
Để rồi không chỉ khán giả phàn nàn mà đến những người trong cuộc cũng phải lên tiếng. Danh ca Khánh Ly – một trong những nàng thơ âm nhạc của Trịnh Công Sơn lúc đương thời được miêu tả trên phim khác hoàn toàn so với đời thực. Bà phản ánh rằng ngoài đời chưa bao giờ đút sữa chua cho cố nhạc sĩ và chắc chắn không dám dùng những ngôn từ suồng sã với người anh như câu thoại:“Anh thó của ông Văn Cao à”.
Ngoài ra, bà cũng khẳng định chưa từng từ Đà Lạt lên B’lao thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, càng không có cảnh đứng ôm ông tại bếp lửa trại trước căn chòi của cố nhạc sĩ. Bà khẳng định: “Đại diện Đoàn làm phim đã liên lạc với tôi ngay từ đầu (cách đây 2 năm) và liên lạc liên tục đến tháng 4/2022 để mời tôi tham gia bộ phim. Nhưng tôi chưa bao giờ đồng ý tham gia với bất cứ một vai trò nào.
Đoàn làm phim có gửi cho tôi xem 1 số phân đoạn kịch bản nói về cá nhân tôi sẽ được tái hiện trong bộ phim, nhưng tôi không đồng ý một vài điểm, những chi tiết không đúng sự thật, tôi đề nghị thay đổi tên nhân vật gì đó chứ đừng để Khánh Ly nữa.”
Nối gót danh ca Khánh Ly, tôi được biết giáo sư Michiko – nàng thơ suýt nên duyên cùng cố nhạc sĩ đã gửi yêu cầu nhà sản xuất xin lỗi vì bộ phim phổ biến cuộc đời riêng tư và bí mật cá nhân khi chưa từng nhận được sự đồng ý và trái với ý chí của bà. Nhân vật trong phim khiến gia gia đình bà Michiko gặp nhiều xáo trộn, khi con trai của bà thưởng thức bộ phim ở Việt Nam và có nhiều điều thắc mắc về mẹ.
Ngay sau đó, tôi thấy nhà làm phim đã phải lên tiếng xin lỗi danh ca Khánh Ly và giáo sư Michiko vì những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án. Trong khi đó, khán giả mất niềm tin và chán nản hẳn về cách làm phim hời hợt này.
Tìm hiểu thêm: Quái Thú Trỗi Dậy: Khi Ro-bot biến hình trở lại và lợi hại hơn xưa
Để đến khi Chị Chị Em Em 2 được công bố, nhiều người xem cảm thấy quan ngại khi câu chuyện chính của phim xoay quanh giai thoại về cô Ba Trà – Tư Nhị, những nhân vật có thật ngoài đời. Trong nhiều cuốn sách báo, tôi từng đọc khá nhiều tư liệu về đời tư, nhan sắc và cả chuyện tình cảm của hai nàng. Chính vì vậy, tôi băn khoăn không biết nhà làm phim sẽ chọn lọc tình tiết ra sao, sáng tạo thế nào để hấp dẫn nhưng vẫn phải chân thực, bám sát vào sự kiện có thực.
Trước những thắc mắc này, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng chia sẻ rằng cô Ba Trà có nhiều tư liệu sách viết về, nhưng nhà sản xuất có về quê nhà cũng không thể tìm được gia đình và gốc gác của (cô Ba Trà) nhân vật này. Thậm chí, đến cuối đời, nhiều người cũng không rõ cô đã đi đâu về đâu, lưu lạc chốn nào. Còn về nhân vật Tư Nhị, số lượng thông tin còn ít ỏi hơn. Chính vì vậy, nhà làm phim rất muốn đi về tận quê nhà hai người đẹp hỏi, tìm hiểu, xin ý kiến nhưng cũng không được.
>>>>>Xem thêm: Bạch Lộc, Lộ Tư và dàn sao theo phái diễn bằng miệng
>>> Xem thêm: Trailer Đảo Độc Đắc: Tạo được tiền đề thú vị và không khí đầy ma mị
Đối với các tác phẩm làm về giai thoại, tiểu sử của nhân vật lịch sử, bên cạnh tính hấp dẫn thì sự chân thật nên được đưa lên hàng đầu. Bởi nếu các nhà làm phim sáng tạo quá giới hạn, có thể dẫn đến việc hình tượng các nhân vật trong phim trở nên sai lệch, méo mó trong mắt khán giả.