Tháng 10 này, Truyền hình K+ cho ra mắt bộ phim dài tập Tết Ở Làng Địa Ngục. Ngay từ khi mới có thông tin về tác phẩm, là fan của dòng phim kinh dị nên tôi đã không ngừng “hóng”. Bởi bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết gốc cùng tên từng gây sốt trong năm 2022 của nhà văn Thảo Trang. Thực sự tôi rất tò mò trước mức độ kinh dị của phim sẽ được chuyển thể lên màn ảnh như thế nào.
Bạn đang đọc: Ấn tượng trang phục trong Tết Ở Làng Địa Ngục: Tôn vinh văn hóa Việt
Sự kết hợp giữa hai yếu tố trinh thám và kinh dị được đạo diễn Trần Hữu Tấn đẩy lên cao, khiến Tết Ở Làng Địa Ngục vừa cuốn hút khán giả bằng nội dung, vừa gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác. Cả bộ phim như trò chơi “ma sói” đầy bí ẩn, tôi nghĩ người xem không thể nào đoán được kẻ thủ ác trong bóng tối là ai và càng không thể biết trước ai sẽ là nạn nhân tiếp theo bị gọi tên.
Những hình ảnh đầu tiên của Tết Ở Làng Địa Ngục ngay từ khi được hé lộ đã để lại cho khán giả sự ấn tượng mạnh, đặc biệt là những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Theo tôi tìm hiểu, ekip bộ phim cho biết toàn bộ phục trang Tết Ở Làng Địa Ngục mang dấu ấn phục trang Việt Nam, chú trọng vào chi tiết các họa tiết, chất liệu, màu sắc: tất cả phải vừa truyền thống, vừa hợp thị hiếu. Dù không nêu rõ giai đoạn và thời gian câu chuyện trong phim diễn ra.
Theo cố vấn lịch sử dự án Tết Ở Làng Địa Ngục – anh Phan Thanh Nam cho biết: Trang phục Tết Ở Làng Địa Ngục phản ánh các dạng thức thời trang của cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn và phục sức của các đồng bào dân tộc. Thiết kế tạo hình nhân vật có kết hợp các khuôn mẫu từ cổ phục của Việt Nam: áo tứ thân, ngũ thân, giao lĩnh.
Đối với nhân vật chính là ông Thập của diễn viên Quang Tuấn, ông trưởng làng này có nhiều hoạt động đa dạng nhất nên có nhiều bộ trang phục cho từng hoạt động sinh hoạt tại làng, các bộ khi xuống núi, đi chợ bán vải.
Ngoài ra, còn có các bộ trang phục đặc biệt như bộ đồ của ông lão què có thêm tiếng lục lạc tạo cảm giác bí ẩn, cùng chiếc bầu rượu đặc trưng. Con rối Hình nhân thế mạng là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh và hoa văn các hình nhân thế mạng quen thuộc.
Tìm hiểu thêm: Siêu Lừa Gặp Siêu Lầy: Nội dung hài hước, nét hài là điểm nhấn
Nhân vật Thập Nương là nhân vật hư cấu nên tạo hình trang phục sẽ không nhất thiết bám vào một sắc tộc cụ thể mà kết hợp yếu tố văn hóa miền núi phía Bắc cùng văn hóa của Việt Nam.
Tương tự, đối với các nhân vật hư cấu khác như bà Vạn lái đò chở hồn, quỷ canh rượu,… đều đưa thêm nhiều chi tiết sáng tạo hơn để tô đậm chất liêu trai, văn hoá linh dị của tác phẩm.
>>>>>Xem thêm: Cherry An Nhiên diện đồ tái chế, catwalk thần thái ngút ngàn
Với tạo hình độc đáo, thú vị, được nghiên cứu kĩ để thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam, chắc chắn khi lên sóng, Tết Ở Làng Địa Ngục sẽ để lại ấn tượng mạnh, sự ám ảnh bởi sự gần gũi của từng nhân vật với đời sống xã hội. Cùng chờ đón series phim kinh dị này nhé các bạn.